Là cha mẹ, tất cả chúng ta đều muốn được con cái tôn trọng và ngưỡng mộ, đặc biệt là khi các con trưởng thành.
Nhưng sự tôn trọng không phải là điều tự nhiên xảy ra, mà phụ thuộc vào cách chúng ta đối xử với các con và những hành vi mà chúng ta làm gương từ khi con còn thơ bé. Thỉnh thoảng, phụ huynh cũng mắc lỗi, nhưng có một số hành vi, nếu không được kiểm soát, có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sự tôn trọng mà con cái dành cho cha mẹ.
Qua nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy những hành vi mà các bậc cha mẹ cần phải tránh trong thời gian con cái vẫn còn ở chung:
Cha mẹ dễ rơi vào cái bẫy, nghĩ rằng nghiêm khắc và độc đoán là chìa khóa để giành được sự tôn trọng của con mình. Vấn đề là, sự tôn trọng là một con đường hai chiều, nó không phải là khẳng định sự thống trị hay kiểm soát.
Trên thực tế, việc quá chuyên quyền thường có thể dẫn đến điều ngược lại với sự tôn trọng, có thể dẫn đến nỗi sợ hãi, sự oán giận và thiếu giao tiếp cởi mở. Nếu muốn con cái tôn trọng mình, các bậc cha mẹ nên tôn trọng suy nghĩ, cảm xúc và lựa chọn của họ. Là những người có nhiều kinh nghiệm sống hơn, việc hướng dẫn và tư vấn sẽ tốt hơn thay vì ra lệnh, tạo ra một môi trường mà con bạn cảm thấy an toàn để thể hiện bản thân và tự đưa ra quyết định.
Tất cả chúng ta đều mắc lỗi, đó là một phần của con người. Nhưng với tư cách là cha mẹ, việc thừa nhận sai lầm của mình đôi khi có thể là một thách thức và một số bậc phụ huynh có thể cho là không thể chấp nhận.
Thừa nhận khi bạn sai không khiến bạn trở nên yếu đuối hay kém uy quyền, mà ngược lại, nhận lỗi dạy cho con sự khiêm tốn và trung thực, những phẩm chất mà con sẽ tôn trọng ở bạn và mang theo đến khi trưởng thành.
Trong cuộc sống hối hả, đôi khi chúng ta dễ dàng bỏ qua những suy nghĩ và cảm xúc của con cái, cho rằng nỗi lo của con là tầm thường so với những vấn đề của người lớn. Nhưng vấn đề của con cũng thực tế và cấp bách không kém. Não của trẻ em chưa phát triển đầy đủ cho đến đầu những năm 20 tuổi. Điều này có nghĩa là không phải lúc nào họ cũng được trang bị để xử lý những cảm xúc mạnh mẽ và cần sự hướng dẫn của chúng ta.
Khi xác nhận cảm xúc của con mình, cha mẹ đang dạy cho con cái, cảm xúc của con rất quan trọng. Điều này giúp xây dựng trí tuệ cảm xúc – một yếu tố quan trọng để thành công trong cuộc sống sau này. Hãy dành một chút thời gian để lắng nghe và xác nhận những nỗi lo lắng, những cảm xúc của con.
Lời hứa rất mạnh mẽ và quan trọng – đó là một giao ước, một cam kết. Khi bạn hứa với con và giữ lời, bạn đang cho con thấy lời hứa của mình với con rất có ý nghĩa, và con bạn có thể tin tưởng cha mẹ. Mỗi lần cha mẹ không giữ lời hứa, là một lần làm xói mòn lòng tin của con cái. Nếu không có niềm tin, khó có được sự tôn trọng.
Nếu bạn thấy mình rơi vào tình huống không thể giữ lời hứa, hãy giải thích lý do. Hãy xin lỗi chân thành và đền bù cho họ nếu có thể. Lời hứa không chỉ là về hành động, mà còn về ý định và sự chính trực đằng sau.
Lo chăm sóc con cái, các bậc phụ huynh thường không chú ý đến việc chăm sóc bản thân. Khi bạn thấy mình kiệt sức, cố gắng xoay xở giữa việc làm cha mẹ, công việc và cuộc sống, hãy nhớ rằng việc bỏ bê việc chăm sóc bản thân không mang lại lợi ích gì cho bất kỳ ai. Con cái muốn nhìn thấy cha mẹ ở trạng thái tốt nhất và điều này thúc đẩy môi trường tôn trọng lẫn nhau. Đừng bao giờ cảm thấy tội lỗi khi dành thời gian cho bản thân.
Cha mẹ thường cảm giác chán nản khi có điều gì đó không ổn. Thật dễ dàng để sự thất vọng lấn át và phản ứng bốc đồng, nhưng cách cha mẹ phản ứng với những sai lầm của con cái một cách quá mức có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự tôn trọng của con. Nếu phản ứng bằng sự tức giận hoặc thất vọng, cha mẹ đang gửi đi thông điệp rằng sai lầm là điều tồi tệ và phải tránh bằng mọi giá. Điều này có thể dẫn đến nỗi sợ thất bại và kìm hãm mong muốn thử những điều mới của họ. Mặt khác, phản ứng một cách bình tĩnh và mang tính xây dựng cho họ thấy rằng sai lầm là một phần của quá trình học tập. Điều này dạy cho họ khả năng phục hồi và giải quyết vấn đề, những đặc điểm mà họ sẽ mang theo khi trưởng thành.
Ranh giới là một phần quan trọng của bất kỳ mối quan hệ nào, bao gồm cả mối quan hệ giữa bạn và con bạn. Việc đó mang lại cảm giác an toàn và hiểu biết về những gì được chấp nhận và những gì không được chấp nhận. Mặc dù có vẻ trái ngược với trực giác, nhưng việc đặt ra ranh giới thực sự làm tăng sự tôn trọng của trẻ đối với bạn, cho trẻ thấy rằng bạn coi trọng bản thân và thời gian của mình, đồng thời dạy trẻ tầm quan trọng của việc tôn trọng ranh giới của người khác. Những ranh giới rõ ràng, nhất quán giúp trẻ cảm thấy an toàn và bảo đảm.
Cuối cùng, con đường nuôi dạy một đứa trẻ tôn trọng bạn khi chúng lớn lên là một hành trình, không phải là đích đến. Con đường đó chứa đầy sự học hỏi, phát triển, thử thách và chiến thắng. Điều quan trọng cần nhớ là mỗi đứa trẻ là duy nhất, cũng như mọi mối quan hệ cha mẹ – con cái. Những gì hiệu quả với người này có thể không hiệu quả với người khác. Nhưng có một sự thật phổ quát: Trẻ em học hỏi từ những gì chúng nhìn thấy.
Như nhà tâm lý học nổi tiếng Carl Jung đã từng nói, “Trẻ em được giáo dục bởi con người, chứ không phải bằng lời nói của người lớn.”