Nhạc vàng trong tôi, xưa và nay

Ảnh: Inkredo Designer/Unsplash

Diễn đàn “Nhạc vàng trong tim tôi” tiếp tục nhận được nhiều ý kiến khác biệt. Sự quan tâm độc giả cho thấy chủ đề nhạc vàng nói riêng và việc lưu giữ những giá trị văn hóa nói chung luôn là một “điểm chạm cảm xúc” đối với tất cả ai trân quý văn hóa dân tộc, dù ở đâu và thuộc thế hệ nào. SGN xin đăng tải tiếp những ý kiến mới nhất…

Kenneth Nguyen

Tôi là thế hệ mid-7x, sống với chế độ VC được 12 years, và grew up in the USA. Bản thân tôi rất thích music, loại nào tôi cũng nghe được IF the melody is so melodious. However, tôi hoàn toàn không biết gì về music. Tôi chỉ biết nhận ra điệu nhạc nào là Bolero, Tango, Rumba vậy thôi. Intro như vậy để bạn biết rằng những nhận xét của tôi về NHẠC VÀNG và singers who sing it là totally and basically from the viewpoint of a very normal music listener who has no discrimination against any of the pre-75 or post-75 singers.

Theo tôi, là một ca sĩ phải có ba most important factors, which is ranked ordinarily and respectively.

1/ Giọng ca

2/ Làn hơi

3/ Kỹ thuật

Pre-75, certainly có rất nhiều singers hát Nhạc Vàng. Họ cũng sống cùng generation với cô Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Giao Linh, Phương Dung, Hoàng Oanh, Hương Lan, etc. Họ cũng được trained, taught by those famous music composers, và họ cũng hiểu và biết được một số bài hát ra đời từ những chuyện tình có thật. However, họ vẫn không nổi tiếng bằng như các cô Thanh Tuyền, Thanh Thúy, etc. Tại sao? Đơn giản là tại vì họ KHÔNG có Chất Giọng, and/or Làn Hơi, mặc dù Kỹ Thuật thì họ vẫn có. Ví dụ như cô Băng Châu, Trang Mỹ Dung, Phương Hồng Ngọc, Phương Hoài Tâm, Kim Loan, etc. Họ chỉ có 1, 2 songs got hit, rồi thôi, bây giờ nghe lại giọng hát ngày xưa của họ, vẫn thấy không hay.

Post-75, cũng có rất nhiều singers hát Nhạc Vàng như Cẩm Ly, Như Quỳnh, Tâm Đoan, Phương Diễm Hạnh, Thanh Nhã, Hoàng Nhung, etc. Không một ca sĩ nào có đầy đủ ba factors như tôi listed above. Như Quỳnh thì có chất giọng hay, nhưng lại thiếu làn hơi (quá ngắn); Cẩm Ly, Lệ Quyên thì không có gì hết; Tâm Đoan thì category B nghĩa là không tệ, cũng không xuất sắc. Trường Vũ thì yes, có đủ ba factors, Đan Nguyên thì thiếu phần kỹ thuật (Tôi biết, khi nói về phần kỹ thuật, có nhiều điều để nói, nhưng tôi chỉ biết có một điều là những post-75 singers khi hát, đều hít hơi vào, nghe rất rõ on microphone, không như pre-75 singers, hoàn toàn không nghe gì hết. Hoặc có những singers thích gào, thét, khoe giọng khỏe, mạnh, không đúng chỗ, đúng lúc như Bằng Kiều khi hát Phút Cuối. Hai lầm lỗi kỹ thuật này “xé nát” một bài hát hay của tác giả).

Như vậy, đâu phải post-75 singers hát Nhạc Vàng không hay tại vì họ không hiểu, không biết ý nghĩa của từng bài hát, or không có cảm xúc khi hát. Theo tôi, tại vì họ KHÔNG có ba factors tôi listed above.

Xin nói thêm với phần Cảm Xúc. Tôi thấy nhiều người đều nghĩ rằng pre-75 singers hát hay hơn post-75 singers vì họ sống trong giai đoạn đó. Theo tôi thì không đúng. Ví dụ như bài Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà, tôi thấy chỉ có chú Elvis Phương là diễn đạt trọn vẹn được bài hát đó, trong khi cô Lê Uyên Phương thì gào, thét, không truyền cảm chút nào. Hoặc bài Mùa Thu Chết, Nghìn Trùng Xa Cách, etc, cô Khánh Hà, Khánh Ly không diễn đạt xuất sắc bằng cô Lệ Thu. Hoặc bài Đèn Khuya, cô Giao Linh hát không buồn bằng cô Thanh Thúy; hoặc Nỗi Buồn Hoa Phượng, Không Bao Giờ Quên Anh, vẫn không ai bằng cô Thanh Tuyền… Tôi nghĩ, ca sĩ nào cũng đều có cảm xúc khi hát, nhưng tại vì cái cách họ diễn đạt cảm xúc qua cách hát, cách luyến láy không phù hợp với Chất Giọng của họ nên nhiều khi nghe không hay.

Few suggestions, definitely là có nhiều điều không đúng với suy nghĩ của mọi người, please kindly forgive.

Thanks greatly.

_________

Nguyn Hin, Hà Lan

Xét về cách trình bày bản nhạc, trước hết người hát phải có thể “sống” trong khung cảnh đã tạo nên bài hát, biết rung cảm với những gì nhạc sĩ gửi gấm trong bản nhạc. Thế hệ trẻ sau này chưa từng sống qua một ngày chiến tranh với những hệ lụy của nó thì rất khó diễn tả những bản nhạc của Trần Thiện Thanh, Duy Khánh. “Bảy Ngày Đợi Mong”, “Xuân Này Con Không Về”, “Hoa Sứ Nhà Nàng” v.v. trong thời internet hiện nay thành một thứ gì rất lẩm cẩm, không thực tế.

Nhiều bản nhạc viết về tình yêu thời xưa của Trúc Phương, Mạnh Phát… với ca từ không là anh-em mà là anh-tôi, tình yêu đơn sơ nhưng thắm thiết… rất khó diễn tả nếu chưa từng trải qua những phút giây chỉ dám cầm tay hoặc nhìn nhau như thế. Vì không sống được trong khung cảnh ấy, ca sĩ chỉ còn biết bám víu vào phần kỹ thuật, lại không thể tìm được nét riêng cho mình, hoặc chạy theo phong trào v.v. (như Bolero hiện thời được dứt câu bằng cách bỏ lơi chữ cuối một cách quá đáng; Giao Linh những năm sau này đổi cách phát âm hoàn toàn, làm mất đi vẻ đơn sơ của giọng ca khi trước…).

Về phần kỹ thuật, các ban nhạc sau này không có thời giờ soạn phần nhạc đệm cho kỹ, quá lạm dụng những gì cây keyboard cung cấp, nghe rất trơ vì nó quá chuẩn, đâm ra không có hồn. Phần bè nhạc đệm cũng vậy, có lẽ người hòa âm phối khí cũng không sống được trong khung cảnh đó, hoặc phải chạy đua với thời gian, nên chỉ theo một vài công thức có sẵn trong nhạc digital. Và cuối cùng: Dường như không còn nhiều người có thể sử dụng bass mà phần này quyết định phần lớn sự êm dịu cần thiết trong nhạc vàng. Tóm lại: Thiếu bass và quá lạm dụng kỹ thuật của keyboard, thích sự trình diễn màu mè đã phá hỏng nhạc vàng. Các bạn thử nghe nhạc hiện giờ và so sánh với nhạc trước 1975, chú ý vào phần nhạc đệm và phần bass sẽ thấy rõ hơn.

Ảnh: Alessandro Cerino/Unsplash

___________

Tôn Thất Long, San Diego, California

Có người đặt câu hỏi rằng ca sĩ trẻ trong nước hiện nay hát nhạc vàng trước 75 không có hồn; và ngược lại, ca sĩ trẻ hải ngoại hát nhạc vàng có vẻ tốt hơn? Thật ra điều này từng đúng vào một thời điểm nhất định và giờ thì không còn đúng cho cả hai.

Tôi chưa từng hoạt động trong âm nhạc nhưng bắt đầu nghe nhạc vàng từ những năm còn nhỏ cuối thập niên 1960. Gia đình tôi cũng có vài người hoạt động trong giới âm nhạc và bản thân tôi từng học và chơi vài nhạc khí. Thời gian còn ở Việt Nam, tôi chuyên sưu tầm các băng nhạc vàng hải ngoại gởi về, do các ca sĩ xưa hát như Thái Thanh, Kim Tước, Mai Hương, Khánh Ly, Lệ Thu, Hà Thanh, Sĩ Phú, Jo Marcel, Duy Quang, Khánh Hà, Tuấn Ngọc, Họa Mi, Giáng Ngọc… Gia tài băng cassette tape nhạc vàng của tôi khá lớn, rất tiếc phải trao lại cho bạn bè khi ra đi. Nói như vậy để cho thấy nhạc vàng và các ca sĩ xưa có ảnh hưởng đến việc nghe nhạc của tôi khá nhiều.

Tôi từng có lúc nghĩ rằng tôi không bao giờ có thể chấp nhận ca sĩ mới hát nhạc xưa cũ, cho đến khoảng hơn 15-20 năm trở lại đây, khi nhạc vàng bắt đầu được cấp phép cho hát lại ở Việt Nam, và phong trào hát nhạc vàng rầm rộ nổi lên. Các ca sĩ nổi tiếng trong nước thời điểm đó khi hát nhạc vàng thì hầu hết lạm dụng kỹ thuật luyến láy. Điểm khiến tôi càng khó chịu là dù phần lớn ca sĩ xưa ở miền Nam thuộc gốc Bắc nhưng ca khúc họ hát đều dịu dàng và mượt mà, trong khi các ca sĩ miền Bắc lại mang đến cảm giác thiếu sự nhẹ nhàng và tinh tế. Nghe tình ca mà cứ tưởng là… hùng ca! Nhạc vàng và nhạc đỏ rất khác biệt. Đó là hai không gian hoàn toàn khác. Một bên là nhạc cách mạng tuyên truyền; và bên kia là tình ca với lời lẽ trữ tình lãng mạn.

Tuy nhiên, đó chỉ là một giai đoạn. Những năm sau này, nhiều ca sĩ trẻ miền Bắc bắt đầu biết tiết chế và có khả năng thể hiện các ca khúc Bolero tốt hơn dần. Giờ đây khó có thể nói Nam hay Bắc, trẻ hay già, trong nước hay ngoài nước… ai hát hay hơn ai. Sự khác biệt trong thể hiện diễn cảm hiện chỉ còn tồn tại ở dòng nhạc được xem là “nhạc sang” – loại nhạc có chất thơ như của Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Hoàng Thanh Tâm, Cung Tiến… Nhánh nhạc sang này dường như không được chuộng trong nước và rất hiếm ca sĩ trẻ hát thành công. Riêng dòng nhạc này thì ca sĩ trẻ trong nước không là đối thủ của ca sĩ trẻ hải ngoại.

Nhìn chung, cá nhân tôi nhận thấy ca sĩ trẻ trong nước hay ca sĩ trẻ hải ngoại hiện nay hát nhạc vàng đều khá đạt, dù phần lớn họ không được đào tạo bài bản từ trường lớp mà xuất thân từ các chương trình tìm kiếm tài năng trẻ của các đài truyền hình trong và ngoài nước. Chính xác hơn, các ca sĩ trẻ ngày nay nổi tiếng nhờ vào chất giọng thiên phú. Thị hiếu thay đổi theo thời gian. Trên thực tế, nhiều ca sĩ trình diễn nhạc vàng theo nhiều phong cách khác nhau, với kỹ thuật hòa âm mới, tạo nên lối biểu đạt mới cho các bài hát xưa.

Do đó, quan điểm của tôi là, khó có thể nói ca sĩ trẻ trong nước hay ngoài nước ai hát hay hơn và có hồn khi thể hiện nhạc vàng. Khách quan nhận xét thì ca sĩ trẻ trong nước đang có phần lấn lướt hơn về chất lẫn lượng. Có lẽ dù không muốn nhưng với sự thay đổi trong thị trường âm nhạc và thị hiếu qua thời gian khác đi nhiều, thì sự hoài niệm và nuối tiếc cũng không thể giữ lại những gì thuộc về ký ức. Chỉ mong rằng cái hồn nhạc vàng được các ca sĩ trẻ lĩnh hội và giữ lại chứ đừng cách tân thái quá. Được như vậy là mừng rồi.

__________

Cúc Bùi, California

Tôi đi học và bắt đầu trưởng thành thì Sài Gòn bị mất tên. Để không phải đi kinh tế mới và lưu lại thành phố, tôi phải chọn vào trường Sư phạm dưới chế độ Cộng sản. Tôi là giáo viên môn văn nhưng không thích trở thành bất cứ thành viên nào dưới chế độ. Không tự tin khi giảng thơ của Hồ vì đặc điểm đó đơn giản đến độ không cần giải thích thêm trong khi văn thơ luôn đi cùng nghĩa đen và bóng. Dài dòng để muốn nói ca sĩ nhạc đỏ được chế độ khen nức nở nhưng tôi không cảm nhận cái Hồn của nó. Nghe nữ hoàng Bolero Lệ Quyên ca tôi cảm thấy nặng nề trong từng lời ca và mệt mỏi với phong thái từ cô ta. Hay với ca sĩ trẻ Mỹ Tâm, hoàn toàn tôi không định kiến giọng hát khỏe mạnh nhưng cái hay của nhạc Trịnh hình như trống vắng trong lòng tôi.

Hoặc chất giọng lạ của Đàm Vĩnh Hưng tôi nghe là nghe chứ không thể thâm nhập vào tim mình như từ Lệ Thu, Hương Lan, Phương Dung, hay Nguyên Khang, Đặng Thế Luân, Băng Tâm, Mai Thiên Vân, Hồ Hoàng Yến,… dù đây cũng nghệ sĩ trẻ sau này, chỉ khác nhau nơi đang sống cũng như hoàn cảnh sống. Với tôi, có thể từ những điều này tạo nên sự khác biệt? Xã hội giàu nhân bản sẽ tạo vốn sống tình cảm cho con người. Xã hội thực dụng và vô cảm làm sao có thể hiểu được vì đâu con người ta có thể yêu hoa cảnh, hay cả đau thương đôi khi lại là cái thú!?

Tóm lại tình yêu với tôi cay đắng dĩ nhiên phải có nhưng không chỗ cho hận thù, hay tiền bạc không là thước đo giá trị của chữ yêu. Nghe Bằng Kiều khách quan tôi vẫn thấy bóng dáng khác với cái mình chờ đợi ít nhiều, sau khi nghe giới thiệu bài nhạc anh hát sau đó. Xin lỗi các vị vì nêu tên, đây hoàn toàn ý chủ quan của riêng tôi, chân thành không định kiến hay phê phán chế độ hay ai khác.

Nếu anh chị có ý kiến về chủ đề này, vui lòng thư về [email protected]. Chúng tôi sẽ đăng bài viết của anh chị như một cách mở rộng diễn đàn: “NHẠC VÀNG TRONG TIM TÔI”.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: