Hàng ngàn người đổ về núi Bà Đen xin lộc ngày mùng 4 Tết

Chùa Bà Đen đã tồn tại hơn 300 năm, lúc đầu chỉ là miếu nhỏ sau được xây dựng như ngày nay. Vị thần được thờ chính trên núi là Bà Đen hay còn gọi là Linh Sơn Thánh Mẫu – Ảnh: VietnamNet

Từ sáng 25 Tháng Giêng (mùng 4 Tết), hàng ngàn người từ các nơi đã đổ về núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh), khiến nơi này luôn trong tình trạng chật kín người.

Tại khu vực nhà ga cáp treo, dòng người ken đặc chờ đến lượt lên cabin cáp treo. Quầy bán vé cũng hoạt động liên tục từ thời điểm mở bán. Còn tại khu vực đỉnh núi Bà Đen, lượng người tập trung dâng hương, vui chơi cũng khá đông. Tuy nhiên, do khu vực này có diện tích rộng, nên không xảy ra tình trạng quá tải.

Biển người chờ vào khu vực nhà ga cáp treo núi Bà Đen – Ảnh: VietnamNet

Các tuyến đường để di chuyển vào khu du lịch này cũng luôn đông đúc phương tiện, hầu hết các phương tiện đến từ Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh miền Tây. Lượng phương tiện tăng đột biến khiến tuyến đường chính dẫn vào trung tâm khu du lịch bị kẹt xe kéo dài, có đoạn các phương tiện phải “chôn chân” gần 10km, các tuyến còn lại xe chỉ di chuyển được với tốc độ rất chậm.

Chỉ tính 4 ngày từ 29 Tết đến mùng 2 Tết Nguyên đán Quý Mão, núi Bà Đen đã đón hơn 212.000 lượt du khách. Trong đó, riêng 2 ngày mùng 1-2, nơi đây đã đón gần 190.000 lượt du khách đến tham quan. Do trong mùng 4 Tết diễn ra lễ khai mạc Hội xuân núi Bà Đen 2023, nên lượng khách tăng mạnh.

Hàng ngàn du khách chật kín tại khu du lịch núi Bà Đen trong ngày mùng 4 Tết – Ảnh: VietnamNet

Bà Đen được cho là linh thiêng từ lâu, và mỗi năm cứ dịp Xuân về người dân miền Nam lũ lượt đổ về Tây Ninh, đi bộ lên núi thắp nén nhang cho Bà để cầu xin tài lộc, bình yên cho gia đình, rồi năm sau lên trả lễ.

Sau năm 1975, chính quyền Cộng sản cho đó là “mê tín dị đoan”, ra lệnh cấm tổ chức lễ tài các đền miếu khắp miền Nam, trong đó có miếu thờ Bà Đen, miếu Bà Chúa Xứ Câu Đốc,…

Mãi sau này, khi thấy hoạt động tâm linh kiếm được tiền nhiều quá nên chính quyền cho mở lại rồi quản lý các hòm công đức từ chùa, đến lăng miếu cả nước. Việc mở rộng, tôn tạo các nơi thờ cúng không phải tôn trọng văn hóa tâm linh của người dân, mà chỉ chú trọng đến việc làm thế nào để những người hành hương móc tiền túi ra cho vào hòm công đức nhiều nhất mà thôi.

Tên núi bà Đen xuất phát từ tên của chủ nhân vùng núi này – Ảnh: Bách Hóa Xanh

Truyền thuyết về núi Bà Đen

Có rất nhiều truyền thuyết khác nhau được người dân truyền tai về núi Bà Đen nhưng có ba câu chuyện nổi tiếng được dân gian truyền tai nhau cho đến tận bây giờ.

1

Truyền thuyết thứ nhất cho rằng chủ của vùng núi rộng lớn này là một người phụ nữ Phù Nam tên là Rê Đeng, tên gọi Bà Đen là do đọc chệch từ “Đeng” mà thành.

Tên núi bà Đen xuất phát từ tên của chủ nhân vùng núi nàyTên núi bà Đen xuất phát từ tên của chủ nhân vùng núi này

Nơi thờ tự chính của chùa là hang đá rộng khoảng 5 m2, đặt điện thờ Bà Đen, người được vua Gia Long phong thánh hiệu “Linh Sơn Thánh Mẫu”. Theo truyền thuyết, khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi đã chạy đến núi Bà Đen lẩn tránh. Quân lính đói lả, chúa Nguyễn Ánh đã cầu khẩn xin giúp đỡ. Đêm đó, Bà Đen xuất hiện trong mộng của chúa và chỉ cho loại trái cây trên núi có thể cứu đói binh sĩ. Năm 1790, Nguyễn Ánh đưa binh lính quay lại núi đúc tượng, cất điện thờ – Ảnh: VietnamNet

2

Truyền thuyết thứ hai cho rằng Bà Đen tên thật là Lý Thị Thiên Hương, con gái một vị quan tên là Lý Thiên. Trong làng có một chàng trai tên là Lê Sĩ Triệt đã giải cứu nàng Thiên Hương trong lúc nàng bị một đám côn đồ vây bắt. Để đền ơn chàng, cha mẹ nàng đã hứa gả Thiên Hương cho chàng nhưng chưa kịp đám cưới thì Lê Sĩ Triệt phải lên đường tòng quân đánh Tây Sơn.

Trong một lần lên núi cúng, Thiên Hương bị kẻ xấu vây bắt và hãm hiếp, nàng đã nhảy xuống núi để giữ gìn lòng trung trinh của mình và qua đời. Sau đó, nàng đã báo mộng cho một vị sư trụ trì trên núi biết với hình dáng một người phụ nữ đen đúa nên vị trụ trì này gọi nàng là nàng Đen. Người đời sau này gọi nàng là Bà Đen để thể hiện sự tôn kính của mình dành cho nàng.

Trong hang đá có tượng và tủ đựng y trang của Bà Đen do người dân dâng cúng – Ảnh: VietnamNet

3

Truyền thuyết thứ ba ghi trong quyển “Sự tích Thánh Mẫu Phật Bà Tây Ninh” rằng con gái của một viên quan trấn thủ vùng chân núi tên là Thạch Nương hay thường gọi là Đênh. Khi nàng Đênh 13 tuổi đã theo nhà sư Trừng Thanh học đạo ở ngôi chùa ở lưng chừng núi để học đạo.

Thấy nàng xinh đẹp nên quan trấn thủ Trảng Bàng đã nhờ người hỏi cưới cho con trai. Khi hai bên gia đình đang chuẩn bị lễ cưới thì nàng mất tích và khi gia đình hai bên đi tìm thì tìm thấy một khúc chân nghi là của nàng Đênh. Người dân trong làng đồn đoán rằng nàng đã bị cọp vồ và gia đình đã mai táng, lập cho nàng một ngôi mộ dưới chân núi. Tên gọi Bà Đen cũng là do đọc chệch chữ “Đênh”.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: