Hội Minh thề: ‘Quan chức cấp xã trở lên không dám thề vì sợ linh ứng’

Lễ hội năm nay như các năm trước khi người có “chức sắc” cao nhất tham gia hội thề là trưởng thôn, phó trưởng thôn Hòa Liễu cùng các vị cao niên 60-70 tuổi trong làng. Một số cán bộ phụ trách các phòng ban chuyên môn thuộc huyện Kiến Thụy, cán bộ xã tới dự xem, nhưng không thề – Ảnh: Tiền Phong

Ngày 4 Tháng Hai (nằm ngày 14 Tháng Giêng Âm lịch), hàng ngàn người dân địa phương cùng tụ về Đền – Chùa thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên (huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) tham dự hội “Minh thề – Thề không tư túi của công”.

Ông Phạm Đăng Khoa (89 tuổi, nguyên Phó ban Quản lý khu di tích Đền – Chùa Hòa Liễu) cho biết, thời xưa khi diễn ra hội Minh thề là dân làng tổ chức lễ tế Thánh cùng với sự có mặt đông đủ của chức dịch hàng tổng, quan lại hàng phủ (tương đương cấp xã, phường, quận, huyện ngày nay) về tham dự để cùng giơ cánh tay thề biểu thị sự thanh liêm, quyết không lấy của công dùng làm của tư.

Khi người cộng sản lên cướp chính quyền năm 1954, hội Minh thề bị hủy bỏ vì bị cho là mê tín dị đoan, mãi đến năm 1993 mới được khôi phục. Tuy nhiên, từ đó đến nay, không có quan chức nào cấp xã trở lên dám đứng ra “thề không tham nhũng” cả. Quan chức cao nhất đứng lên đọc lời thề là trưởng thôn.

Đại diện tư văn đọc lớn hịch văn Minh thề, bên cạnh là Trưởng thôn Hòa Liễu (xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy) làm chủ lễ – Ảnh: Tiền Phong

Điều mỉa mai là trưởng thôn ngày nay không phải là cán bộ công chức nhà nước và càng không có quyền hành để có thể nắm giữ “của công” để tư túi. Có thể vì đó, ông trưởng thôn lớn tiếng thề không tham nhũng, không tư túi của công rất mạnh dạn và cương quyết.

Trong hội Minh thề năm nay tại thôn Hòa Liễu, ông Phạm Văn Tài – Chủ tịch UBND xã Thuận Thiên là cán bộ cao cấp nhất của nhà nước có mặt. Ông cho biết, lễ hội Minh thề có truyền thống lịch sử hơn 500 năm qua. Những lời hịch văn Minh thề ngắn gọn, súc tích nhưng đã nêu bật được giá trị đạo đức, sự chính trực, liêm khiết và mang thông điệp hết sức hợp lòng dân nên được người dân thôn Hòa Liễu gìn giữ cho đến ngày nay.

Một người dân cho biết “ông Tài nói rất hay, nhưng ông lại không… thề. Chẳng hiểu do quy định hay ông ta không dám”.

Trên Facebook, tài khoản Anh Dũng viết: “Cũng có thể ông Tài và các quan chức cao cấp hơn không dám thật, vì trong lời thề được đại diện tư văn đọc lớn tại hội thề nghe qua rất sợ: ‘Ai dùng của công xây dựng việc công xin thần linh ủng hộ, ngược lại người lấy của công về làm của tư, xin thần linh đả tử…. làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin thần linh tru diệt! Y như lời thề’. Họ sợ nếu lời thề đó linh ứng thì vừa đọc xong họ đã chết!”

Các bô lão, chức sắc thôn Hòa Liễu tham gia nghi lễ cùng giơ cao tay hô “xin thề” – Ảnh: Tiền Phong

Cụ Phạm Đăng Khoa cho biết, trước đây, cụ cũng như người dân địa phương có tâm nguyện muốn mở rộng, nâng tầm lễ hội lên cấp xã, với mong muốn các cán bộ xã cũng tham gia lễ hội và thề thật trước Thành Hoàng làng, nhưng chưa được chính quyền địa phương cho phép.

Vài nét về hội Minh thề

Hội Minh thề được gắn liền với di tích chùa Hoà Liễu. Đây là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XIII, có tên là Thiên Phúc Tự. Giữa thế kỷ XVI, vợ của Thái Thượng hoàng Mạc Đăng Dung là Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản đã đến ấp Lan Niểu (thôn Hoà Liễu ngày nay) tự bỏ tiền và vận động hoàng thân quốc thích, quan lại triều Mạc góp tiền của để tu tạo lại ngôi chùa cổ.

Thái hoàng Thái hậu (bà của Vua) xuất tiền mua 25 mẫu 8 sào 2 thước cúng dâng Tam Bảo. Nhiều người theo gương bà cũng tậu ruộng cúng chùa tăng số diện tích lên đến 47 mẫu 5 sào. Số ruộng này làng gọi là Thánh điền, một phần diện tích dành cho nhà chùa cấy, một phần dùng vào việc tuần tiết lễ hội, còn lại để chia cho dân đinh cày cấy hưởng lộc và cho cấy đấu thầu lấy thóc lập quỹ nghĩa thương phòng khi đói khó cấp đỡ cho người nghèo, cố nhân, quả phụ…

Ông trưởng thôn sau khi cầm dao bầu chỉ trời, vạch đất và cắm con dao này xuống giữa vòng tròn, tuyên thề luôn thanh liêm, trong sạch, không tham nhũng. Người dân nói, với chức sắc của ông, muốn tham nhũng cũng không biết làm thế nào, nên ông thề rất mạnh dạn – Ảnh: VTC

Cũng chính từ đây, Thái hoàng Thái hậu đã cùng với dân làng lập ra một Hịch văn hội Minh thề quy định lấy chí công làm trọng. Và lễ hội Minh thề đã ra đời.

Theo ông Khải, Lễ hội Minh thề được nhân dân làng Hoà Liễu gìn giữ trong suốt nhiều thế kỷ qua. Tuy nhiên do nhiều lý do, Hội mới được khôi phục và tổ chức quy mô trở lại 13 năm nay.

Hội Hòa Liễu kéo dài tới 3 ngày, vào 14, 15 và 16 Tháng Giêng, nhưng hội Minh thề được tổ chức ngay buổi khai hội. Xưa kia, trước khi khai mạc “Hội thề” dân làng tế Thánh tại miếu chính thường có chức dịch hàng tổng, quan lại hàng phủ về dự chứng kiến. Nay chỉ có quan xã về thôi, các quan huyện, tỉnh vẫn trốn biệt.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Mẹo hay nhà bếp
Trong gian bếp, bạn cũng có thể sử dụng nhiều mẹo vặt để tránh phền toa1o xảy ra, nhất là khi bạn phải làm ở nhà. Tránh ruồi Chỉ cần…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: