Chiến thuật dối trá của người ái kỷ

Người ái kỷ thường đưa ra những lời lẽ liên quan đến việc phủ nhận hoặc bóp méo sự thật. (minh họa: Priscilla Du Preez/Unsplash)

Người ái kỷ (người có sự quan tâm quá mức đến bản thân họ, luôn nghĩ rằng thế giới xoay quanh, và họ là cái rốn của vũ trụ) thường đưa ra những lời lẽ liên quan đến việc phủ nhận hoặc bóp méo sự thật để khiến “nạn nhân” nghi ngờ về nhận thức và định kiến của chính mình. Điều này có thể khiến người đối diện khó tin tưởng vào phán đoán của bản thân, dẫn đến sự bối rối, bất lực và mất phương hướng. Những lời dối trá này mang nhiều hình thức, và chúng được thể hiện khá tinh vi hoặc công khai.

Dưới đây là một số chiến thuật phổ biến mà những người ái kỷ thường sử dụng để thao túng người mà họ tiếp xúc, theo Medium.

Phủ nhận sự thật: Người ái kỷ có thể phủ nhận thẳng thừng một thực tế đã xảy ra hoặc những điều họ nói, ngay cả khi có bằng chứng ngược lại. Họ cũng có thể phủ nhận nhận thức của nạn nhân về các sự kiện, khiến nạn nhân của họ cảm thấy mình sắp phát điên.

Đổ lỗi cho nạn nhân: Những người ái kỷ thường đổ lỗi cho nạn nhân về hành vi của họ hoặc về những vấn đề trong mối quan hệ. Điều này có thể khiến nạn nhân cảm thấy phải chịu trách nhiệm về mọi việc hoặc giống như họ là nguyên nhân của các vấn đề.

Xem thường cảm xúc của nạn nhân: Người ái kỷ có thể xem thường cảm xúc của nạn nhân, nói với họ rằng họ đang phản ứng thái quá hoặc quá nhạy cảm. Điều này có thể khiến nạn nhân nghi ngờ cảm xúc của chính họ và cảm thấy như họ đang vô lý.

Đóng vai nạn nhân: Những người ái kỷ có thể cố gắng lật ngược kịch bản và biến mình thành nạn nhân trong tình huống đó. Họ có thể khiến nạn nhân cảm thấy tội lỗi vì hành vi của chính họ hoặc vì đã đứng lên bảo vệ mình.

Những người ái kỷ có thể cố gắng lật ngược kịch bản và biến mình thành nạn nhân trong tình huống đó. (minh họa: Andrej Lišako/Unsplash)

Tranh thủ ảnh hưởng của người quen để áp đảo đối phương: Chiến thuật này liên quan đến việc người ái kỷ lợi dụng những người khác, chẳng hạn như bạn bè hoặc thành viên trong gia đình, để hỗ trợ cho họ hoặc dồn nạn nhân vào thế bí. Điều này có thể khiến nạn nhân cảm thấy bị cô lập và bất lực.

Thay đổi chủ đề: Khi đối mặt với hành vi của họ, một người tự ái có thể thay đổi chủ đề hoặc đổ lỗi cho ai đó hoặc điều gì khác. Điều này có thể khiến nạn nhân cảm thấy như mối quan tâm của họ không được lắng nghe hoặc không được coi trọng.

Sử dụng hành vi trừng phạt về mặt cảm xúc: Người ái kỷ có thể đe dọa nạn nhân bằng các hậu quả, chẳng hạn như bỏ rơi hoặc trừng phạt, nếu họ không tuân theo yêu cầu của mình. Điều này có thể khiến nạn nhân cảm thấy bị mắc kẹt và bất lực.

Đưa ra những lời giả tạo là một công cụ lợi hại mà những người tự yêu mình sử dụng để kiểm soát và thao túng nạn nhân. Nó có thể khó nhận ra và có thể khiến nạn nhân cảm thấy bối rối, bất lực và mất phương hướng.

Nếu bạn nghi ngờ rằng mình đang bị lạm dụng, hãy tìm ngay đến sự giúp đỡ từ một chuyên gia được đào tạo, người có thể hỗ trợ bạn tìm cách đối phó và chữa trị. Hãy nhớ rằng bạn không đơn độc và luôn có được sự trợ giúp.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: