Trong bối cảnh chính trường Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển giao, động thái của ông Tô Lâm, người được xem là ứng cử viên nặng ký cho vị trí lãnh đạo cao nhất trong tương lai, đang thu hút sự chú ý đặc biệt. Ông Tô Lâm đang tiến hành một chiến lược được gọi là “Hưng Yên hóa”, nhằm củng cố quyền lực và tạo dựng một thế lực riêng, kiểm soát các cơ quan trọng yếu trong bộ máy nhà nước.
Nỗ lực “Hưng Yên hóa” của ông Tô Lâm thể hiện rõ nét nhất ở việc mới đây đã bổ nhiệm ông Lương Tam Quang giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an ngay sau khi nhường ghế Chủ tịch nước cho Lương Cường. Ông Quang, người được xem là cánh tay phải của Tô Lâm, không chỉ được giao trọng trách cao nhất trong Bộ Công an mà còn được phong hàm Đại tướng. Điều này chứng tỏ ông Tô Lâm đã hoàn toàn kiểm soát được Bộ Công an và trao quyền quá mức khi giao quyền hạn giám sát chả khác nào một “đao phủ” với quyền sinh sát năm Bộ, kiểm soát chặt chẽ chính phủ và quan chức nhà nước.
Vào đầu Tháng Bảy, 2024, thủ tướng Phạm Minh Chính “phân công” ông Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công An thay mặt Chính Phủ làm việc với các địa phương về về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, tháo gỡ khó khăn về nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật, kỷ cương hành chính… và các vấn đề khác nổi lên trên địa bàn đã khiến ông Quang nắm giữ quyền lực “quá mức”.
Ông được giao quyền hạn của 5 bộ: Kế Hoạch và Đầu Tư, Giao Thông Vận Tải, Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trường, Công Thương và Thanh Tra Chính Phủ, và có tiếng nói quyết định trong việc phân bổ nguồn lực cho các dự án, kiểm soát hoạt động kinh tế của các địa phương, quyết định về đầu tư các công trình giao thông trọng điểm, kiểm soát hoạt động của thị trường bất động sản, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu và xử lý các vi phạm về kỷ luật, kỷ cương hành chính tại các địa phương.
Tuy nhiên, tham vọng của ông Tô Lâm không dừng lại ở việc kiểm soát hoàn toàn chính phủ thông qua Bộ trưởng Bộ Công an. Ông còn muốn “Hưng Yên hóa” hai cơ quan trọng yếu khác là Ban Bí thư và Bộ Quốc phòng, tạo thành thế “kiềng 3 chân” vững chắc cho nhóm “Hưng Yên”.
Ban Bí thư là một “căn nhà mới” đối với ông Tô Lâm. Mặc dù đã nắm quyền tại đây, ông vẫn phải đối mặt với những tàn dư của thế lực cũ do ông Trọng để lại. Để loại bỏ những thế lực này, ông Tô Lâm đã đưa ông Nguyễn Duy Ngọc, một nhân vật thân tín được chuyển từ Bộ Công an sang nắm giữ chức Chánh Văn Phòng, một vị trí chủ chốt tại Ban Bí thư.
Ngoài ra, việc ông Nguyễn Hòa Bình chuyển sang Chính phủ đã phần nào làm giảm bớt gánh nặng cho Tô Lâm, nhưng ông vẫn phải đối mặt với những “cái gai” khó nhổ như Phan Đình Trạc, Trần Cẩm Tú, Nguyễn Xuân Thắng. Có khả năng ông Tô Lâm sẽ phải thỏa hiệp với một trong hai người này để họ lên ghế Thường trực Ban Bí thư trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, về lâu dài, ông vẫn sẽ tìm cách loại bỏ họ, đồng thời củng cố quyền lực cho Nguyễn Duy Ngọc và Trần Lưu Quang – những người mà ông muốn đưa vào Bộ Chính trị ở Đại hội 14.
Bộ Quốc phòng là mục tiêu khó khăn nhất trong chiến lược “Hưng Yên hóa” của ông Tô Lâm. Dù là Bí thư Quân ủy Trung ương, ông Tô Lâm vẫn khó can thiệp sâu vào bộ máy này. Thực tế, ngay cả ông Trọng, với 13 năm giữ chức Bí thư Quân ủy Trung ương, cũng không thể kiểm soát hoàn toàn Bộ Quốc phòng.
Động thái mới đây nhất của ông Tô Lâm để nhằm loại bỏ và suy yếu phe quân đội và tàn dư cố Tổng Trọng là tiếp tục truy nã bà giám đốc AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Theo thông tin của tờ TAZ, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã sang Đức tị nạn từ giữa năm 2023 và hiện đang sống tại một thành phố lớn tại đây. Trước đó, bà được cho là đã trốn sang Nhật Bản rồi đến London, nơi con gái bà được cho là đang sống. Phía Việt Nam đã gửi cho Đức đơn yêu cầu dẫn độ bà Nhàn – nhưng Sở Tư pháp Liên bang Đức đã từ chối. Giới chức chính phủ Đức cho biết, kể từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào năm 2017, tất cả việc dẫn độ về Việt Nam, trên nguyên tắc nói chung, đều bị từ chối. Và Bộ Ngoại giao Đức được cho là đã cảnh cáo Việt Nam về các hành động bất hợp pháp tiếp theo.
“Chính phủ Liên bang Đức sẽ không dung thứ cho bất kỳ sự can thiệp nào của các quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ Đức“, Bộ Ngoại Đức viết.
Bà Nhàn được cho là đã nắm giữ nhiều bí mật phía phe quân sự và Phạm Minh Chính khi còn là trung gian mua bán vũ khí cho Việt Nam và Israel. Cuộc tranh giành quyền lực ảnh hưởng trong Bộ Quốc phòng vẫn diễn ra căng thẳng giữa Phan Văn Giang và Lương Cường, khi Tân Chủ tịch nước vẫn có mối liên kết rất mạnh trong Quân Ủy Chính Trị.
Tuy vậy, ông Hoàng Xuân Chiến, người được xem là cánh tay phải của Tô Lâm trong Bộ Quốc Phòng, hiện vẫn yếu thế so với hai nhân vật trên. Vì thế ông Tô Lâm đang cố gắng đẩy ông Chiến lên cạnh tranh chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng với ông Phan Văn Giang. Dù cả hai bên đều cố gắng kéo và rướn, thế lực của ông Chiến vẫn yếu hơn ông Giang, và ông chỉ có thể tiến lên nếu ông Giang sẩy chân hoặc “đột tử” vì “bệnh lạ”.
Thực tế, trong Bộ Quốc phòng, Phan Văn Giang vẫn là thế lực thống trị, như đã thể hiện khi ông chiến thắng ông Lương Cường trong cuộc tranh giành chức Bộ trưởng vào năm 2021. Việc “Hưng Yên hóa” Bộ Quốc phòng là một thử thách lớn đối với Tô Lâm.
Chiến lược “Hưng Yên hóa” của ông Tô Lâm cho thấy một tham vọng quyền lực lớn. Tuy nhiên, ông phải đối mặt với những thử thách không nhỏ. Việc “Hưng Yên hóa” Bộ Quốc phòng, với những thế lực mạnh như Phan Văn Giang, là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Liệu ông Tô Lâm có thể thành công trong việc thâu tóm toàn bộ bộ máy quyền lực và đạt được những mục tiêu của mình? Câu trả lời sẽ được hé lộ trong những diễn biến tiếp theo của chính trường Việt Nam.