Chuyện Đông chuyện Tây: Quân bài mặc cả

Trước tin Ukraine nhận được vũ khí tầm xa, Nga mở nhiều đợt không kích vào Ukraine như để cảnh cáo (Ukraine.ua)

Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS tấn công lãnh thổ Nga, có tin Pháp và Anh đang xem xét tiếp bước Mỹ bằng việc cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa Scalp/Storm Shadow.

Tên lửa Storm Shadow của Anh và Scalp-EG của Pháp đủ sức đe dọa các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 560km, bao gồm cả thủ đô Moscow. Động thái này được cho là có liên quan tới sự có mặt của quân Bắc Hàn ở Kursk. Mỹ và các đồng minh NATO cho rằng phải tăng cường năng lực phòng thủ cho quân đội Ukraine, bởi Kursk có vai trò quan trọng trong những cuộc đàm phán tương lai giữa Nga và Ukraine. Nói thẳng ra, Ukraine xem Kursk là quân bài để mặc cả với Nga.

Trong khi đó, Moscow cảnh báo rằng việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Nga có thể sẽ dẫn tới Thế chiến 3. Vậy là sau khi nhiều lần đem vũ khí hạt nhân ra hăm dọa mà không ai sợ, giờ Moscow đem Thế chiến 3 ra để dọa nạt đối phương. Điều này chỉ khiến người ta cười nhạt, bởi lẽ với sự hỗ trợ dồi dào mà NATO dành cho Ukraine bấy lâu nay, và với sự hiện diện của quân Bắc Hàn ở chiến trường Ukraine, thì cuộc xung đột Nga-Ukraine đã và đang mang màu sắc của Thế chiến 3.

Vấn đề là không phải Phương Tây mà chính là Nga, với cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”, đã khơi mào cho Thế chiến 3. Nếu Nga thực tâm không muốn Thế chiến 3 thì thay vì đổ lỗi cho Phương Tây, Nga hãy rút hết quân khỏi mọi vùng lãnh thổ của Ukraine. Nhưng Nga lại không muốn làm thế mà chỉ muốn ăn cướp đất đai của Ukraine. Nghĩa là Thế chiến 3 là do Nga và rằng đối với Nga, Thế chiến 3 chẳng phải là cái gì quá ghê gớm.

Phải chăng đối với Điện Kremlin, cái diện tích 17 triệu km2 của nước Nga hiện tại (lớn nhất thế giới và gấp 52 lần diện tích VN) vẫn còn quá nhỏ hẹp và cần mở rộng thêm nữa?

Trở lại với quyết định “cởi trói” cho Ukraine trong vấn đề sử dụng tên lửa tầm xa. Có thể nói việc này đến với Ukraine theo một kịch bản giống những HIMARS, F-16… trước đây : Washington từ chối, do dự rồi… chấp thuận. Kịch bản đó không chỉ gây bực bội cho Nga mà còn cho chính Ukraine. Với Ukraine, quyết định này còn khá ư là muộn màng. Nhưng muộn còn hơn không. Mong rằng quyết định muộn màng này sẽ giúp Ukraine thay đổi cục diện chiến trường, hoặc ít ra sẽ giúp Ukraine giữ vững Kursk hầu có cái để mặc cả với Nga trong những cuộc đàm phán tương lai.

Một lý giải khác cho quyết định muộn màng của ông Biden là có lẽ vì ông lo ngại ông Trump có thể thúc đẩy việc chấm dứt xung đột Nga-Ukraine bằng cách đàm phán theo hướng bất lợi cho Ukraine. Trong khi đó, một vài người thân cận của ông Trump đã lên tiếng phản đối việc chính quyền Biden gỡ lệnh cấm Ukraine dùng tên lửa do Mỹ cung cấp tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Họ cho rằng ông Biden muốn leo thang chiến tranh trong khi ông Trump lại muốn xuống thang, và rằng các tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ đứng sau vụ này vì lợi nhuận hàng ngàn tỷ USD.

Câu hỏi đặt ra là liệu bản thân ông Trump sẽ đảo ngược quyết định của ông Biden hay không? Cho tới giờ này, ông Trump vẫn chưa hề lên tiếng. Rõ là ông ấy đang suy nghĩ, đang đắn đo. Ông ấy có thể sẽ đảo ngược. Cũng có thể không.

Nếu ông Trump không lên tiếng thì “Tên lửa sẽ tự lên tiếng”! (lời TT Zelensky).

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: