Cân bằng giữa công việc và cuộc sống ư? Sai lầm!

(minh họa: Unsplash)

“Cân bằng giữa công việc và cuộc sống” thường được coi là dấu hiệu quan trọng của một sự nghiệp thành công và thịnh vượng.

Đặc biệt là khi thế hệ Millennials và Gen Z coi trọng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cũng như tìm kiếm những lợi ích của việc mang lại sự linh hoạt từ điều này.

Một cuộc khảo sát gần đây của Bankrate cho thấy khoảng một phần ba Gen Z và thế hệ Millennials cho biết các yếu tố cân bằng giữa công việc và cuộc sống (sắp xếp công việc linh hoạt, nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn) là những yếu tố quan trọng nhất trong sự nghiệp của họ cho tương lai, chỉ sau mức lương cao hơn.

Tuy nhiên, cân bằng giữa công việc và cuộc sống lại là một mục tiêu “khủng khiếp và sai lầm” – theo giáo sư Ranjay Gulati của Harvard Business School.

“Tìm ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống” là một lời khuyên nghề nghiệp phổ biến mà Gulati khuyến khích các sinh viên của mình – và các CEO mà ông phỏng vấn trên podcast “Deep Purpose” – nên phớt lờ.

Gulati nói: “Vấn đề chính của tôi với thuật ngữ “cân bằng cuộc sống và công việc” là nó đặt công việc đối lập với cuộc sống, vì lời khuyên này cho rằng công việc là xấu và cuộc sống là tốt. Công việc không mang tính ‘tiêu diệt’ bạn, nhưng khi bạn coi công việc và cuộc sống hoàn toàn tách biệt, thì bạn đang nói rằng, ‘tôi đang làm việc, tiêu tôi rồi’.”

Ở đây, Gulati giải thích tại sao việc tập trung vào cân bằng giữa công việc và cuộc sống có thể phản tác dụng và đưa ra giải pháp thay thế tốt hơn:

Vấn đề của sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Duy trì sự phân chia bình đẳng giữa công việc và cuộc sống không chỉ khó thực hiện mà còn không bảo đảm đem lại hạnh phúc.

Đó là bởi vì khái niệm cân bằng giữa công việc và cuộc sống dựa trên giả định sai lầm, rằng công việc và cuộc sống là hai thực thể không liên quan. Đối với hầu hết mọi người, công việc và cuộc sống gắn bó với nhau và cố gắng tách biệt chúng sẽ dẫn đến kiệt sức và thiếu thỏa mãn trong sự nghiệp.

Gulati nói: “Nó tự giới hạn bởi vì khi bạn tin vào niềm tin đó, công việc chỉ là công việc, không có ý nghĩa gì ngoài tiền lương và có lẽ là cảm giác quyền lực. Có rất nhiều điều phong phú hơn mà mọi người có thể rút ra từ công việc của mình khi chúng ta thấy những gì mà mình làm có ý nghĩa và kết nối nó với giá trị hoặc sở thích cá nhân.”

(minh họa: Unsplash)

Nói rõ hơn, Gulati không gợi ý rằng công việc sẽ huỷ hoại cuộc sống của bạn. Thay vào đó, bạn nên xem xét lại các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống có khả năng tiếp sức cho nhau và nuôi dưỡng năng lượng tích cực như thế nào.

Theo Gulati, những người “hạnh phúc nhất” không tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân mà là sự hòa hợp.

Làm thế nào để hạnh phúc hơn trong công việc?
Gulati cho biết, khi có sự liên tục giữa các thói quen cá nhân và công việc, bạn sẽ tạo ra một cuộc sống vững chắc và trọn vẹn hơn.

Mục tiêu là tìm ra những lĩnh vực có thể thỏa hiệp và hiệp lực. Ví dụ như việc hình thành các kết nối có ý nghĩa với đồng nghiệp là một cách tuyệt vời để cảm thấy có động lực hơn trong công việc, cũng như tình nguyện tham gia các dự án dựa trên sở thích hoặc kinh nghiệm cá nhân của bạn, theo như Gulati giải thích.

Nếu bạn tìm thấy ý nghĩa qua những việc mình làm, lợi ích là vô tận. Nghiên cứu cho thấy việc tăng lương và thăng chức phổ biến hơn ở những người nhìn thấy ý nghĩa của công việc mà họ đang làm. Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy những công nhân này có xu hướng kiên cường hơn, có động lực và làm việc chăm chỉ hơn so với các đồng nghiệp của họ.

Nói cách khác, việc kết hợp cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của bạn là yếu tố quan trọng dẫn đến một cuộc sống hạnh phúc và sự nghiệp thành công hơn.

(theo CNBC)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: