Dấu hiệu nào cho thấy đã đến lúc bạn cần nghỉ việc?

Nếu công ty của bạn không cung cấp cho bạn hệ thống hỗ trợ, thì đó là lúc bạn nói lời chia tay. (minh họa: Unsppash)

Hàng triệu nhân viên đã rời bỏ công việc của mình, một số tìm việc mới, nhưng cũng có người nghỉ vì thấy đã đến lúc phải nghỉ.

Vậy làm thế nào để bạn biết đã đến lúc bắt đầu tìm kiếm một cái gì đó mới hơn trong cuộc sống mưu sinh? Nhiều người trong chúng ta có những ngày tồi tệ, đôi khi không thích công việc của mình và thất vọng với quản lý cũng như đồng nghiệp, nhưng điều đó có nghĩa là bạn thực sự nên nghỉ việc hay không, lại là chuyện khác. Đó là ý kiến của Amy Gallo, chuyên gia về workplace, khi trao đổi với Harvard Business Review.

Bạn cần đánh giá xem công việc của mình xảy ra “vấn đề” trong bao lâu và xác định điều bạn không hài lòng có thể khiến bạn vẫn tiếp tục làm việc, hay đang bị mắc kẹt trong lối mòn, và cần phải thay đổi. Nhưng theo chuyên gia Amy Gallo, bạn cũng đừng đánh mất bức tranh toàn cảnh: “Trong đại dịch, mọi thứ trở nên rất căng thẳng. Tất cả chúng ta đều cảm thấy rất kiệt sức,” Gallo nói. “Bị stress nhiều quá rồi, có thể nào tất cả những điều đó đang ảnh hưởng đến nhận thức của bạn về công việc của mình không?”

Làm thế nào để bạn biết đã đến lúc bắt đầu tìm kiếm một cái gì đó mới hơn trong cuộc sống mưu sinh? (minh họa: Unsplash)

Sau khi bạn có danh sách, hãy tìm hiểu xem các vấn đề có thể khắc phục được không và bắt đầu phác thảo bất kỳ giải pháp tiềm năng nào để cải thiện sự hài lòng trong công việc của mình. Nếu điều đó là không thể, vậy là tới lúc bạn bắt đầu tìm kiếm một công việc khác rồi đó. Và dưới đây là một số dấu hiệu:

Bạn cảm thấy như mình “bình chân như vại”

Thật khó để duy trì động lực và làm việc hiệu quả nếu bạn cảm thấy không có cơ hội thăng tiến. Cảm giác ổn định có thể khác nhau đối với mỗi cá nhân. Chẳng hạn, điều đó có thể có nghĩa là thiếu sự thăng tiến và tăng lương, các nhiệm vụ không thú vị hoặc chưa được đào tạo thêm các kỹ năng mới. Những lời hứa lâu dài không được thực hiện từ sếp của bạn, chẳng hạn như một vị trí mới, đào tạo bổ sung, cũng có thể khiến bạn kiệt sức.

Anna Bray, giám đốc điều hành và huấn luyện viên sự nghiệp tại Jody Michael Associates cho biết: “Nếu bạn cảm thấy không muốn tiếp tục hoặc không cần phải trao đổi với sếp để có một cuộc trò chuyện hiệu quả, thì đó có thể là một dấu hiệu đỏ rồi đấy!

Có vấn đề lớn với người quản lý

Sẽ có lúc bạn và người quản lý của mình không nhìn thẳng vào mắt nhau, hay gặp các vấn đề vượt ra ngoài những bất đồng thông thường và thiếu sự tin tưởng cũng như hỗ trợ, điều đó có thể cản trở năng suất và sự phát triển trong sự nghiệp. “Khi bạn cảm thấy cứ bị để ý từng lời ăn tiếng nói, liên tục bị nhắc nhở, đánh giá, từ những lỗi cỏn con, giống như bị soi dưới kính hiển vi và nhất là khi không được người quản lý ủng hộ, thì bạn nên ‘chia tay sớm, bớt đau khổ’,” Foram Sheth, giám đốc huấn luyện và đồng sáng lập công ty huấn luyện Ama La Vida khuyên.

Nhưng Gallo gợi ý thêm, rằng bạn cũng nên đánh giá xem cách cư xử của người quản lý ấy là vì công việc hay cá nhân, hay có liên quan đến văn hóa.

Bạn thường bị chậm trễ

Tất cả chúng ta thỉnh thoảng hay bị trì hoãn trong công việc, nhưng nếu bạn cứ đợi “nước đến chân mới nhảy” trong nhiệm vụ được giao, thì bạn phải sửa ngay thôi! Hãy lên lịch cho hợp lý và làm đúng lịch trình ấy. Sheth nói: “Khi bạn trì hoãn, bạn có xu hướng phản ứng lại và đợi đến phút cuối cùng, nhưng bạn vẫn yêu thích công việc, thì đây là lúc bạn cần phải ‘lên dây cót’”.

Có sự ngắt kết nối văn hóa

Văn hóa của công ty bạn đóng một vai trò trong sự gắn kết, năng suất và hạnh phúc, vì vậy bất kỳ sự ngắt kết nối nào cũng có thể sinh chuyện. Thí dụ: nếu sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là quan trọng đối với bạn, nhưng người quản lý liên tục gửi email vào tất cả các giờ trong ngày, điều này dẫn bạn đến tình trạng kiệt sức. Sheth cho biết người lao động nên cảm thấy được hỗ trợ và an toàn tại nơi làm việc. Bà nói thêm: “Cách các công ty đáp ứng nhu cầu của người lao động trong thời kỳ đại dịch đóng một vai trò trong quyết định nghỉ việc của mọi người. Nếu công ty của bạn không cung cấp cho bạn hệ thống hỗ trợ, thì đây là lý do để bạn chia tay, nói lời từ giã để tìm một công việc khác.”

Liên tục nhận email hối thúc công việc cũng khiến bạn bị căng thẳng. (minh họa: Unsplash)

Có những cơ hội tiềm năng khác

Khi bạn cảm thấy không hài lòng với vị trí hiện tại, bạn bắt đầu chú ý đến những cơ hội khác thường xuyên hơn. Sheth cho biết: “Đột nhiên, bạn bắt đầu nhận thấy các cơ hội việc làm xuất hiện trên LinkedIn và bạn đi tìm kiếm, đó là dấu hiệu bạn không muốn tiếp tục công việc hiện tại nữa rồi.”

Bạn thay đổi thái độ làm việc

Khi đang làm việc, bạn cứ hay thở dài thườn thượt, hay càu nhàu, và đôi lúc nổi sùng, cũng tới lúc rồi đó! Gallo nói: “Nếu bạn thấy mình không hài lòng với các khía cạnh khác nhau trong công việc, liên tục trong nhiều tháng, không cảm thấy thoải mái khi đi làm, ngồi xuống máy tính và nghĩ ‘Thật không thể tin được là mình phải làm điều này’, thì đó là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn có thể cần thay đổi công việc. Những thay đổi trong thái độ và cách tiếp cận công việc của bạn có thể là dấu hiệu cho thấy, đã đến lúc bạn phải suy nghĩ lại về mọi thứ.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: