Những kim loại gây nguy hiểm, cần tránh!

(Hình minh họa: Laura Ockel/Unsplash)

Kim loại nặng là thành phần tự nhiên của bên trong Trái Đất, có khối lượng nguyên tử và mật độ cao bất thường, lớn hơn nước năm lần.

Kim loại nặng không thể bị phá hủy hoặc phân hủy, và do được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị công nghiệp, gia dụng, nông nghiệp, y tế và công nghệ, kim loại nặng từ từ xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua không khí, nước và thực phẩm. Nhiều công ty sản xuất vô cùng bất cẩn khi xử lý những kim loại này và bỏ qua những tác động tiềm ẩn của các kim loại nặng đối với môi trường và cơ thể con người.

Đã đến lúc mọi người nâng cao nhận thức và cảnh giác hơn.

Chì (Lead)

Kim loại tự nhiên này gây ra sự suy thoái môi trường và các vấn đề về sức khỏe cộng đồng ở nhiều nơi trên thế giới. Trong các ngành công nghiệp, chì chủ yếu được sử dụng để sản xuất ắc quy axit chì cho xe cơ giới. Chì cũng được dùng để sản xuất các sản phẩm như bột màu, sơn, hàn, kính màu, đồ thủy tinh pha lê chì, đạn dược, men gốm, đồ trang sức, đồ chơi, kohl và sindoor. Trẻ nhỏ đặc biệt bị ảnh hưởng bởi sự độc hại của chì và phải chịu những hậu quả vĩnh viễn. Người lớn tiếp xúc với chì thì bị huyết áp cao, gặp các vấn đề về tim mạch và tổn thương thận.

Thủy ngân (Mercury)

Thủy ngân bị phân tán vào không khí từ nhiều nguồn khác nhau, như hiệu ứng phun trào núi lửa, phong hóa đá và các hoạt động của con người, như đốt than, quy trình công nghiệp, lò đốt rác thải và khai thác kim loại. Sau khi thủy ngân bị phân tán, nó được vi khuẩn chuyển hóa thành metyl thủy ngân, rồi xâm nhập vào chuỗi thức ăn thông qua quá trình tích tụ sinh học trong cá và động vật có vỏ. Thủy ngân có trong hệ thống cơ thể người sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Việc hít phải thủy ngân sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch.

Arsenic
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, arsenic vô cơ được tìm thấy trong nước ngầm của nhiều quốc gia, như Argentina, Bangladesh, Campuchia, Chile, Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Pakistan, Hoa Kỳ và Việt Nam. Uống nước hoặc ăn trái từ cây trồng được tưới bằng nước như vậy là cách arsenic xâm nhập vào cơ thể. Cùng với điều đó, arsenic được sử dụng như một phần hợp kim trong công nghiệp. Cả arsenic vô cơ và hữu cơ đều có hại cho sức khỏe. Arsenic vô cơ độc hơn asen hữu cơ. Tiếp xúc lâu dài với arsenic sẽ gây ngộ độc và ung thư bàng quang, phổi và da.

Cadmium
Kim loại màu trắng xanh này có trong lớp vỏ Trái Đất và chủ yếu trong quặng kẽm. Lần đầu tiên được phát hiện ở Đức vào năm 1817 vì khả năng tạo ra các màu sắc rực rỡ như vàng, cam và đỏ. Tuy nhiên, nó nhanh chóng được sử dụng trong sản xuất pin niken-cadmium (Ni-Cd) và lớp phủ chống ăn mòn trên sắt và thép. Những người làm việc trong ngành công nghiệp thường tiếp xúc với cadmium, dễ bị ung thư. Cadmium ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, thận, tiêu hóa, thần kinh, sinh sản và hô hấp của cơ thể.

Thallium
Được tìm thấy ở dạng tinh khiết cũng như được hoà tan với các kim loại khác trong hợp kim. Thallium cũng được kết hợp với bromine, chlorine, fluorine, và iodine để tạo thành muối. Kim loại nặng này tồn tại ở hai trạng thái hóa học: thallous và thalic. Thallium chủ yếu được sử dụng trong sản xuất các thiết bị điện tử, công tắc và nắp đậy. Cho đến năm 1972, kim loại nặng này được dùng trong việc sản xuất thuốc diệt chuột, nhưng sau đó bị cấm vì nó cũng có tác dụng phụ đối với con người. Thallium có ảnh hưởng đến hệ thần kinh, phổi, tim, gan và thận.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: