Quy định cứng ngắc giờ làm việc: ‘Xưa rồi Diễm!’

(minh họa: Gilles De Muynck/Unsplash)

Chị Maria Trần là kế toán của một công ty kinh doanh ở Santa Ana. Trước COVID-19, mọi người đều phải đến văn phòng làm việc, nhưng sau thời gian phải cách ly để tránh lây lan bệnh tật, chị làm sổ sách và báo cáo qua mạng. Đến khi hết dịch, chị thấy cách làm này vẫn ổn, và đề nghị tiếp tục làm việc ở nhà, nhưng không được đồng ý.

“Hết dịch rồi, mọi người phải đến công ty làm việc, để còn chấm giờ lao động,” người chủ của Maria tuyên bố.

Frank Weishaupt – giám đốc điều hành của nhà sản xuất thiết bị hội nghị truyền hình Owl Labs, có trụ sở tại Boston, nói mình không nằm trong số các sếp đó. Ông tích cực khuyến khích những nhân viên của mình tạo ra lịch trình phù hợp của riêng họ, ở những địa điểm hợp lý, mà không cần quẹt thẻ hay báo cáo trình diện khi có mặt.

Thậm chí, nếu phải trình diện để cho các sếp biết “Em có mặt rồi nhé! Em vẫn ổn để làm việc nhé!” rồi đi cà phê cà pháo, tán chuyện với đồng nghiệp hay ai đó, rồi sau đó về nhà hoặc đến một chỗ nào yên tĩnh để hoàn thành công việc trong ngày, là được!

Tại những nơi có yêu cầu nghiêm ngặt về quy định làm việc trong văn phòng, đây được coi là cách để nhận được tín nhiệm khi có mặt tại văn phòng, trong khi vẫn được hưởng những phúc lợi của những việc làm tại nhà.

Weishaupt, người có hơn 20 năm kinh nghiệm điều hành tại các công ty khởi nghiệp nhỏ và lớn, cho biết chiến lược này phải được các sếp ở khắp mọi nơi chấp nhận: Nếu ai đó được hưởng lợi từ các tương tác xã hội trong văn phòng trước khi làm việc tại nhà hoặc ở đâu đó mà vẫn hiệu quả, thì đừng cản họ.

“Chúng tôi thuê người để họ làm việc, không phải để xem họ làm việc thế nào,” Weishaupt nói. “Tôi thực sự thích mọi người nhiệt tình làm việc, nhưng cũng không muốn ép bức họ làm điều đó.”

Trong cuộc khảo sát của Gartner vào năm 2021 với hơn 10,000 nhân viên kỹ thuật số trên toàn thế giới, 43% số người được hỏi cho biết, sự linh hoạt về giờ làm việc đã giúp họ hoàn thành nhiệm vụ tươm tất hơn.

(minh họa: Josefa nDiaz/Unsplash)

Weishaupt nói: “Công ty nào cũng có luật lệ, nhưng việc yêu cầu mọi người phải đến văn phòng vào ngày này, đúng giờ và không được rời đi sớm hơn, thì… Trời đất ơi, đó quả là một khái niệm lỗi thời. Việc giám sát hoạt động của nhân viên mới chính là yếu tố gây mất niềm tin.”

Theo một cuộc khảo sát với 3,000 công nhân và những nhà quản lý người Mỹ từ công ty software Checkr, hầu hết các sếp đều muốn làm việc tại nhà nhiều như nhân viên của họ, nếu không muốn nói là nhiều hơn. Mong muốn này có lẽ rất khó thực hiện được khi những gã khổng lồ trong ngành, như Amazon hay Disney, đang ban hành chính sách này tại các văn phòng, cho rằng các nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn và kết nối theo cách đó.

Weishaupt cũng đưa ra một số lời khuyên dành cho bất kỳ vị sếp nào đang cảm thấy bị bế tắc: Hãy tin vào trực giác của mình và thực hiện những gì phù hợp với nơi mà bạn làm việc.

Ông cho biết, mỗi văn phòng có một vai trò, nhưng chủ yếu là dựa trên nhiệm vụ. Ông ví dụ, nếu công ty có cuộc họp vào sáng Thứ Tư, và ông cần phải gặp trực tiếp mọi người ở văn phòng, ông sẽ yêu cầu mọi người đến. Sau đó, nếu ai phải giải quyết công việc tại văn phòng thì ở lại, còn ai phải ‘chạy’ thì cứ việc đi, không mắc chi phải giữ họ ở lại tới cuối ngày.

Ngay cả những công việc không cần phải hiện diện, như bán hàng, thu ngân,… các nhân viên sẽ thoải mái hơn nếu họ làm việc ở bất cứ chỗ nào, miễn công việc đạt năng suất và hiệu quả cao.

Cho nên thời buổi bây giờ mà còn ngồi canh chừng xem nhân viên có làm đủ 8 tiếng hay không, xưa rồi Diễm!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: