Nếu bạn không chắc làm thế nào để hỗ trợ một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình đang phải đối phó với chứng trầm cảm, đây là những cách để đưa ra những lời nói từ tình thương và sự quan tâm.
Nhiều người cảm thấy khó để biết phải nói gì với người bị trầm cảm, ngay cả khi vấn đề về kỳ thị về sức khỏe tâm thần đang suy giảm. Hơn 280 triệu người trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi trầm cảm, theo World Health Organization, và National Institute of Mental Health ước tính rằng có đến 21 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ đã trải qua ít nhất một giai đoạn trầm cảm nghiêm trọng (tức là 8% dân số trưởng thành).
Khi ai đó thân thiết với bạn đang trải qua điều gì đó phức tạp, hơn cả một ngày dài, điều quan trọng là phải biết cách tốt nhất để hỗ trợ họ, bao gồm cả những điều không nên nói, để giúp họ vượt qua những khó khăn này. Trước khi hỗ trợ hoặc giúp đỡ, bạn cần biết cách tốt nhất để tiếp cận một người bị trầm cảm.
Nhiều người cảm thấy vô cùng khó xử khi tiếp cận với người bị trầm cảm, nhưng điều quan trọng là phải gạt những cảm xúc đó sang một bên để thực sự giúp đỡ người bị bệnh. Dana Dorfman, Ph.D., nhà tâm lý trị liệu tại thành phố New York, cho biết: “Việc kiềm chế sự lúng túng và khó chịu của bản thân để tiếp cận người đó sẽ rất hữu ích.”
“Thừa nhận với bản thân rằng, vâng, bạn cảm thấy không thoải mái, nhưng bạn đủ quan tâm đến người đó để tiếp tục là bước hữu ích đầu tiên,” Dorfman nói thêm. Thậm chí, hãy thành thật và để người đó biết rằng bạn đang vượt qua sự khó xử vì bạn quan tâm đến họ.
Mặc dù điều này là có thiện chí nhưng việc đưa ra lời khuyên hoặc đề xuất không phải là ưu tiên của bạn trong tình huống này. Andrea Bonior, Tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép ở Washington, D.C., và là tác giả của cuốn sách “Detox Your Thoughts: Quit Negative Self-Talk for Good and Discover the Life You’ve Always Wanted”. Để công việc trị liệu cho các chuyên gia xử lý.
Không gian và thời gian bạn chọn để tiếp cận một người bạn bị trầm cảm cũng quan trọng không kém. Hãy chú ý chọn đúng cơ hội để bắt đầu một cuộc trò chuyện mà bạn sẽ có sự riêng tư và đủ thời gian để giải quyết những gì đang xảy ra.
Bonior khuyên: “Đừng bắt đầu cuộc trò chuyện vào thời điểm mà người đó có thể cảm thấy bị phục kích, khi họ đang cần đi đâu hoặc khi họ vừa mới làm bạn thất vọng. Ví dụ như sau khi họ nói rằng họ sẽ không đến tham dự bữa tiệc của bạn, nếu không, họ có thể cảm thấy như bạn đang chỉ trích họ và quay sang tư thế phòng thủ.”
Một khi bạn đã xác định đây là cơ hội thích hợp để tiếp cận một người bạn hoặc người thân yêu đang bị trầm cảm, có lẽ bạn đang nghĩ xem nên nói gì. Nhưng đây là lúc mà bạn nên cẩn thận: “Bạn cần phải lắng nghe,” Bonior nói. “Nghĩ về cách lắng nghe họ cũng quan trọng như nghĩ về những gì bạn sẽ nói.”
Hãy để lời nói của bạn đến từ một tình yêu thương và sự quan tâm chân thành, chứ không phải những lời phán xét hay lòng thương hại. Định hình thông điệp của bạn từ góc độ sâu sắc hơn là xem như người đó có điều gì đó “không ổn.”
Đặt những câu hỏi mở để bắt đầu cuộc trò chuyện, chẳng hạn như “Mình nhận thấy gần đây bạn có vẻ không như bình thường; có chuyện gì đang xảy ra à?”, đủ để khiến người đó nói chuyện. Ngoài ra, hãy sử dụng các câu hỏi tương tự như câu ở trên, chẳng hạn như “Mình nhận thấy bạn không muốn ra ngoài nhiều như trước đây, mọi thứ ổn chứ?” hoặc “Mình thấy bạn có vẻ ít vận động lắm, có sao không vậy?”
Một triệu chứng nổi bật nhất của chứng trầm cảm là cảm giác cô đơn. Vì vậy, ngay cả khi người thân của bạn không đặc biệt giao tiếp hoặc không muốn nói về tình huống này, thì chỉ cần nói rằng bạn sẽ đến thăm họ vào ngày mai, và hỏi họ xem mọi thứ có ổn không là một cách để cung cấp sự hỗ trợ và quan tâm. Thông thường, họ sẽ nằng nặc từ chối, nhưng sau đó lại đổi ý, vì vậy đừng bỏ cuộc.
Dorfman nói, việc truyền đạt cảm giác trung lập và không phán xét là cực kỳ quan trọng. Đôi khi, một người bị trầm cảm sẽ không muốn thốt ra một lời nào, nhưng họ sẽ thấy thoải mái hơn khi biết ai đó đang quan tâm đến mình. Đôi khi điều đó mang hình thức hiện diện, chỉ đơn giản là việc có ai ở bên cạnh họ.
Bạn hãy thử hỏi, “Mình sang thăm bạn một tí có được không? Tụi mình không cần phải nói chuyện gì hết; Mình sẽ chỉ (ngồi yên) ở đó.” Dorfman cho biết thêm, truyền đạt khả năng chịu đựng cảm xúc và trải nghiệm của họ là một cách để thể hiện sự ủng hộ của bạn.
Nếu người đó sẵn sàng cởi mở về những gì đang xảy ra, hãy tiếp tục với những câu hỏi mở càng nhiều càng tốt. Nếu người đó nói rằng họ đang gặp khó khăn, hãy trả lời bằng cách hỏi: “Bạn muốn mình giúp gì nào?” Nếu họ không chắc chắn về cách trả lời câu hỏi đó, hãy đề nghị làm những việc như giúp họ tìm một nhà trị liệu, cùng người đó đến một phòng khám trị liệu hoặc nói chuyện với một người thân yêu khác về điều đó.
Một câu hỏi mà nhiều người tránh, nhưng không nên, là hỏi người đó liệu họ có nghĩ đến việc làm tổn thương chính mình hay không. Bonior nói: “Mọi người lo lắng về khả năng di truyền của việc tự tử, niềm tin rằng bạn sẽ gieo ý tưởng vào đầu ai đó bằng cách hỏi về vấn đề, tuy nhiên, không có nghiên cứu nào cho thấy điều này là đúng”, Bonior nói.
Nếu một người thừa nhận rằng họ có ý định tự tử hoặc hành động của họ khiến bạn có lý do để nghi ngờ họ sẽ làm vậy (tức là họ đang hành động liều lĩnh hơn hoặc cho đi tài sản), bạn không nên bỏ mặc người đó. Hãy tìm đến sự giúp đỡ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc đường dây nóng về hành vi tự sát (gọi ngay số 988) càng sớm càng tốt. Dorfman giải thích: “Ngay cả khi họ phản đối (tại) thời điểm đó, thì đó là một hành động có thể tha thứ được khi nó có động cơ là hỗ trợ và bảo vệ.”
Những điều không nên làm hoặc nói gì khi ai đó bị trầm cảm
Đa số mọi người sợ rằng họ sẽ nói sai điều gì đó với một người bạn đang bị trầm cảm nên họ không nói gì cả, và đây thực sự là điều tồi tệ nhất bạn có thể làm, Bonior khuyên. Khi một người bạn đang phải đối phó với chứng trầm cảm, điều sai lầm nên làm là cắt liên lạc. Tuy nhiên, bạn cần phải giữ liên lạc để họ không cảm thấy cô đơn.
Cảm giác chán nản có thể xảy ra bất kể những thành công khách quan, vận may hay những thuộc tính có vẻ tích cực khác của một người. Tránh những cụm từ như “Mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn, đừng lo lắng nữa” hoặc “Mình biết bạn đang cảm thấy thế nào” trong các cuộc trò chuyện với những người bị trầm cảm.
Bất cứ điều gì ngụ ý gạt bỏ, giảm thiểu hoặc làm mất giá trị cảm xúc của họ, chẳng hạn như “Bạn còn buồn cái gì nữa? Bạn có quá nhiều thứ để trở nên hạnh phúc mà” hoặc “Nhưng bạn thật may mắn thế còn gì, chẳng có lý do gì để bạn cảm thấy như vậy” – đây là những câu được coi là thiếu nhạy cảm và coi thường.
Mặc dù bạn không nên sử dụng những cụm từ như “Mình hiểu cảm giác của bạn” vì điều đó gần như là không thể, nhưng lại là một cách khác để thể hiện sự hỗ trợ của bạn đối với người thân bị trầm cảm là chia sẻ trải nghiệm cá nhân về cảm giác đau buồn, nếu bạn đã từng mắc phải.
Nhưng có một sự cân bằng tinh tế ở đây: Mục tiêu chính là việc phơi bày những lỗ hổng của bạn mà không cho rằng trải nghiệm của bạn và người đang mắc chứng trầm cảm giống hệt nhau. Dorfman nói: “Mọi người thường tìm thấy sự xác thực một cách phi thường khi biết rằng mình không đơn độc và cảm xúc của họ phổ biến hơn là họ nghĩ.”
Khi trò chuyện với một người thân đang bị trầm cảm, hãy để họ hướng cuộc trò chuyện theo ý họ. Bonior nói: “Nhiều người thường tham gia vào các cuộc trò chuyện với một thái độ quá nghiêm túc, nhưng họ lại bỏ lỡ điểm quan trọng nhất – đó là xem người đó đang ở đâu và bắt đầu từ đó”. Đây không phải là một cuộc điều tra phá án hay một buổi phỏng vấn, mà là một cuộc trò chuyện cởi mở, thân tình và mang tính quan tâm.
Lắng nghe hoặc chỉ cần hiện diện trực tiếp với người bị bệnh (không cản trở họ bằng các giải pháp) là cách quan tâm và hỗ trợ nhất đối với những người đang trải qua trầm cảm. Hãy nhớ vai trò chính của bạn là trở thành một người gần gũi mà khi họ cần giúp đỡ. Dorfman nói, giống như các tình trạng sức khỏe khác, một khi ai đó được giúp đỡ càng sớm, thì sự cải thiện của họ sẽ càng mau chóng.
(theo realsimple)