Những bộ phận của gà vịt không nên ăn

(minh họa: Pexels)

Gà và vịt là hai thực phẩm phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình. Thường thì chúng ta ăn không chừa thứ gì, từ đầu, cổ, cánh, ức, đùi, đến phao câu, nội tạng.

Mỗi phần thịt ở các vị trí khác nhau sẽ có giá trị dinh dưỡng khác nhau về lượng protein, lượng mỡ và thành phần mỡ. Theo đó, phần lườn, bụng là nơi chứa nhiều protein và ít cholesterol nhất. Trong khi đó, nội tạng, đùi, cánh và cổ chứa rất nhiều cholesterol xấu, có hại cho sức khỏe.

Đặc biệt, nội tạng gà vịt đi kèm với nhiều nguy cơ như chứa giun sán, vi khuẩn, virus gây hại hoặc lượng thuốc dư thừa trong quá trình chăn nuôi.

Nhiều người thích ăn phần cổ gà, cổ vịt. Đây là nơi chứa nhiều mô bạch huyết, nên nếu không được làm sạch, rất nhiều virus gây hại trú ngụ ở đây có thể đi vào cơ thể. Bạn có thể nói nấu chín rồi thì sợ gì nữa. Điều này không đúng, vì nhiệt độ nấu nướng thông thường cũng không thể tiêu diệt toàn bộ các loại virus có hại này.

Minh họa: Pexels

Bên cạnh cổ thì phần da cũng là một trong những bộ phận được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên ăn. Bởi da gà hay vịt mặc dù là rất ngon nhưng lại không hề tốt cho cơ thể.

Phần da của các loại gia cầm chứa nhiều chất béo, lượng cholesterol cao. Ngoài ra nó cũng chứa nhiều chất ô nhiễm, vi khuẩn và mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.

Đặc biệt là thịt vịt nướng, gà nướng. Trải qua quá trình tẩm ướp và chế biến ở nhiệt độ cao, lượng cholesterol trong phần da bị oxy hóa, hình thành các chất gốc cholesterol oxy hóa. Các chất này có thể gây ra những tổn hại lớn hơn cho sức khỏe con người.

Chân gà và chân vịt do tiếp xúc rất nhiều với môi trường bẩn, khả năng nhiễm bệnh rất cao. Người ta thường ăn chân gà hơn chân vịt, và nếu ăn phải chân gà có tẩm hóa chất thì có thể bị ngộ độc cấp tính và mãn tĩnh dẫn đến tử vong. Đối với phụ nữ, nếu thường xuyên ăn nhiều có khả năng dẫn đến một số căn bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư vú, suy thận, suy gan.

Phao câu được cho là món khoái khẩu của nhiều người, và là phần thịt độc nhất trong gia cầm. Đây là khu vực tập trung của các hạch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào. Khi gà, vịt ăn uống có thể nuốt theo vi khuẩn và virus, thậm chí cả chất gây ung thư. Các nguồn bệnh này không bị phá vỡ hay đào thải ra ngoài nên phải tích tụ tại phao câu. Sau một thời gian dài, phao câu trở thành một kho chứa chất độc.

Minh họa: Pexels

Phần nội tạng gà, vịt dù có giá trị dinh dưỡng riêng, nhưng cũng đi kèm với nhiều nguy cơ như chứa giun sán, vi khuẩn, virus gây hại hoặc lượng thuốc dư thừa trong quá trình chăn nuôi.

Trong đó, gan gà chứa nhiều mầm bệnh tật, tích lũy các kim loại nặng. Mề gà là nơi nhiều chất độc hại còn đọng lại của thức ăn nhiễm độc. Phổi gà rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt,… nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng.

Ngoài ra, hàm lượng cholesterol trong nội tạng gà rất cao, vì vậy phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn nội tạng của gà, trừ phần trứng non.

Con vịt còn có món tiết canh. Nhiều người cho rằng đó là món ăn “mát và bổ”, dù chẳng có cơ sở khoa học nào khẳng định điều này. Tiết canh là máu sống kết hợp với các loại thịt, xương, rau sống nên không thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có trong con vật.

Thế thì ăn bộ phận nào của gà, vịt là bổ dưỡng nhất?

Xin thưa ngay đó là ức, vì bộ phận này có hàm lượng đạm cao. Trong mỗi 100g ức gà có tới 18g chất đạm, giúp cơ bắp khỏe mạnh. Ngoài ra, ức gà chứa nhiều khoáng chất và vitamin B, giúp ngăn ngừa các bệnh như đục thủy tinh thể, hạn chế các rối loạn da, rối loạn tim mạch, tăng cường miễn dịch, điều hòa tiêu hóa và ngăn ngừa cholesterol. Đây cũng là lý do, người ta hay dùng phần thịt này đối với trẻ ăn dặm.

Ức vịt có hàm lượng chất béo thấp, trong 85g thịt sẽ có khoảng 2g chất béo (trong đó chỉ 0.5g là chất béo bão hòa). Lượng chất béo này thậm chí thấp hơn cả chất béo có trong ức gà (trong 3g chất béo tổng có một gram chất béo bão hòa).

Mặc dù trong 85g chân vịt hoặc đùi vịt có tổng lượng chất béo trung bình khoảng 5g, chúng vẫn có ít chất béo hơn so với đùi gà không da.

Thế còn đùi và cánh thì sao? Đây là hai vị trí thường được chọn để tiêm phòng trong quá trình chăn nuôi, do đó chúng ta không thể loại trừ việc dư thừa lượng thuốc trong thịt gia cầm. Do đó, nếu có ăn thì cũng chỉ nên ăn ít thôi.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Hình như là…
Người bạn nàng, bạn thời trung học, tha thiết rủ rê nàng sang Mỹ chơi một chuyến. Hắn bảo, nhà cửa hắn rộng rãi thoải mái, không việc gì phải…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: