Rèn luyện trí não, đừng đợi ‘nước đến chân mới nhảy’

(minh họa: Brands&People/Unsplash)

Nhiều người nghĩ rằng sự suy giảm nhận thức là quá trình lão hóa không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều này không hẳn chính xác.

Cũng giống như các cơ bắp, trí não của con người cần được rèn luyện để phát huy hết tiềm năng của nó. Vậy bạn nên làm gì để nuôi dưỡng bộ não của mình?

“Trong suốt một thời gian dài, người ta chỉ tập trung về sự suy giảm, bệnh tật và những nghi ngờ khi nói đến sức khỏe của não bộ,” Giáo sư Sandra Bond Chapman, giám đốc Center for BrainHealth tại University of Texas, nói với Newsweek.

Cô cho biết thêm: “Sức khỏe của não là sự thúc đẩy một cách liên tục sự phát triển tối ưu bộ não, nhận thức, sự khỏe mạnh và khả năng kết nối trong suốt cuộc đời.”

Một quan niệm sai lầm lớn về sức khỏe não bộ là sau tuổi 20, não của mỗi người ngừng thay đổi và phát triển. Điều này không phải là đúng. Chapman nói: “Khoa học tiết lộ rằng cách mà chúng ta sử dụng bộ não của mình sẽ liên tục thay đổi cấu trúc vật lý và chức năng của nó. Việc huấn luyện cho trí não đặc biệt đề cập đến các bài tập nhằm cải thiện một số kỹ năng nhận thức và/hoặc vận động nhận thức nhất định thông qua quá trình luyện tập lặp đi lặp lại, giống như việc rèn luyện thể chất giúp tăng cường các nhóm cơ nhất định trong cơ thể.”

Đọc tiểu thuyết để luyện trí não. (minh họa: Gift Habeshaw /Unsplash)

Vậy ai nên thực hiện việc rèn luyện trí não này?

“Nói thẳng ra là tất cả mọi người,” Chapman cho biết. “Ai cũng cần chủ động và phòng ngừa về sức khỏe não bộ, cũng như sức khỏe tim mạch. Để đạt được mục tiêu đó, việc tăng cường sức khỏe não bộ là yếu tố quan trọng nhất giúp mỗi người phát triển chất lượng cả trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp.”

“Bộ não thay đổi, dù tình trạng của nó có mạnh mẽ hơn hay yếu đi, qua từng khoảnh khắc mỗi ngày, trong suốt cuộc đời của mỗi người. Điều này có nghĩa là không bao giờ là quá sớm hoặc quá muộn để có trách nhiệm về sức khỏe và thể lực của bộ não. Giống như việc không đợi nước đến chân mới nhảy, cũng không ai nên đợi đến khi phát hiện ra sự suy giảm nào đó mới bắt đầu rèn luyện trí não.”

Vì vậy, Chapman đề xuất năm bài tập đơn giản để tăng cường sức khỏe não bộ và chức năng nhận thức, bất kể tuổi tác hay khả năng của một cá nhân.

-Hãy điều chỉnh lại một tình huống của bản thân khi mọi thứ không diễn ra như kế hoạch để suy đoán ra những khả năng và làm lại. Điều này khiến bạn trở thành một “nhà tư tưởng” nhanh nhẹn, chứ không phải là người cứ hay lo mơ, rồi rơi vào bế tắc.

Cờ vua cũng là lựa chọn tuyệt vời cho trí nhớ của bạn. (ảnh: Unsplash)

-Đưa ra một cách giải quyết độc đáo đối với danh sách những việc cần làm, bằng cách dành thời gian tốt nhất cho bộ não của bạn (khi bạn tươi tỉnh và tràn đầy năng lượng nhất) cho những nhiệm vụ đòi hỏi suy nghĩ sâu sắc hơn, thay vì làm cạn kiệt năng lượng tinh thần của chính mình vào những nhiệm vụ dài hạn, nhưng ít quan trọng hơn.

-Khơi dậy sự tò mò và xem xét các quan điểm khác nhau để tăng cường suy nghĩ linh hoạt, cởi mở và kết nối của bản thân.

-Chinh phục các kỹ năng mới: Bộ não phát triển mạnh mẽ nhất trong quá trình học tập và tư duy. Hãy can đảm để trở thành bậc thầy về các kỹ năng hoặc sở thích mới mà bạn đam mê, đồng thời không mở rộng quá mức sức mạnh trí não của mình trên quá nhiều lĩnh vực.

-Thắt chặt các kết nối: Mối liên kết xã hội mạnh mẽ là yếu tố quan trọng cho sức khỏe não bộ. Dành nhiều thời gian cho các mối quan hệ có ý nghĩa, chất lượng quan trọng hơn số lượng, và khám phá những khía cạnh mới về sự đa dạng của con người. Điều này làm tăng tính linh hoạt trong tinh thần và nuôi dưỡng những mối quan hệ của bạn.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: