Tiềm ẩn bệnh tật khi dùng đường nhân tạo trong thực phẩm

(Hình: Sharon McCutcheon/Unsplash)

SANTA MONICA, California (SGN) – Equal, Splenda hay Sweet’N Low là những thương hiệu thực phẩm đường chế biến, hay tiếng Anh còn gọi là artificial sugar, rất phổ biến ở các chợ tại Mỹ.

Trong nhiều thập niên vừa qua, các nhà khoa học và dinh dưỡng vẫn đang tranh luận và tìm ra câu trả lời liệu đường nhân tạo có thật sự tốt cho sức khỏe khi thay thế đường tự nhiên hay không, hay nó lại mang đến tiềm ẩn bệnh tật khác mà chúng ta không hề hay biết.

Theo trang mạng Livestrong, một số nghiên cứu từng cho thấy đường nhân tạo thực chất có những tác động phức tạp đến việc kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài của cơ thể cũng như cấu tạo của hệ vi sinh vật đường ruột.
Artificial sugar là gì?

Chất làm ngọt nhân tạo, hay còn viết tắt là LSC, là các chất phụ gia được sản xuất trong phòng thí nghiệm có hàm lượng calories rất thấp, trung bình chỉ khoảng 4 calories trong một gói, hoặc hoàn toàn không có calories.

LCS đáp ứng nhu cầu cần đường của cơ thể mà không làm tăng lượng đường trong máu hoặc cung cấp nhiều caloríe vì cơ thể chúng ta không hấp thụ đầy đủ chúng. Mặc dù điều đó nghe có vẻ đủ đơn giản, nhưng nghiên cứu cho thấy có thể có nhiều thứ hơn như thế.

Ảnh hưởng của đường nhân tạo đối với cơ thể

1. Gây rối loạn lượng đường trong máu

Đường nhân tạo thường được khuyên dùng cho những người muốn kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, mặc dù không chứa đường, một số nghiên cứu cho thấy rằng các chất phụ gia vẫn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc kiểm soát đường huyết.

Nghiên cứu ban đầu cho thấy các chất làm ngọt nhân tạo như sucralose có thể kích hoạt các thụ thể vị ngọt, kích hoạt giải phóng insulin cũng giống như đường tự nhiên, theo một bài báo trên trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ phát hành năm 2018.

Thật vậy, những người mắc bệnh tiểu đường loại hai khi nạp chất làm ngọt nhân tạo sẽ có mức độ kháng insulin cao hơn so với những người không ăn.

Đối với hầu hết mọi người, một lượng đường vừa phải sẽ phù hợp với thói quen ăn uống lành mạnh một cách an toàn. Nếu bạn thấy mình phụ thuộc vào các chất phụ gia quá ngọt, hãy bắt đầu bằng cách quay trở lại lượng tiêu thụ một cách từ từ.

Chuyên gia dinh dưỡng Wendy Bazilian khuyên nên giảm dần khẩu phần của những chất làm ngọt này theo thời gian để chuyển đổi dễ dàng hơn, theo đó, việc bắt đầu dùng ít hơn một gói mỗi tuần cho đến khi bạn loại bỏ chúng hoàn toàn và thay thế chúng bằng một đến hai muỗng cà phê đường tự nhiên như mật ong hay maple syrup.

Mối liên hệ giữa lượng đường nhân tạo và nguy cơ ung thư đã được nghiên cứu từ năm 1970. (Hình: Mathilde Langevin/Unsplash)

2. Nguy cơ tăng cân khi sử dụng chất tạo ngọt

Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí American Geriatrics Society năm 2015 cho thấy mối quan hệ giữa liều lượng soda ăn kiêng và vòng eo ở người lớn tuổi. Khi cơ thể nạp càng nhiều đồ uống có đường nhân tạo thì càng dễ tăng cân. Đáng chú ý, mỡ bụng dư thừa, hay còn được gọi là mỡ nội tạng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường loại hai.

3. Làm rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột

Hệ vi sinh vật đường ruột của con người có hàng nghìn tỷ vi khuẩn cư trú trong ruột ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch và thậm chí là tâm trạng. Tuy nhiên, đường nhân tạo có thể làm thay đổi cấu trúc của hệ vi sinh vật, khiến một số loại vi khuẩn có hại trong đường ruột sinh sôi nảy nở.

Một cuộc nghiên cứu thí nghiệm trên chuột từng đăng trên tạp chí Advances in Nutrition từng chỉ ra sự liên hệ giữa chất làm ngọt với lượng suy giảm sự đa dạng trong hệ vi sinh vật đường ruột.

Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng Wendy Bazilian, tác giả cuốn sách “Eat Clean,” cho biết tính đến thời điểm hiện tại không có đủ bằng chứng về tác động có hại của đường nhân tạo đối với sức khỏe đường ruột của con người. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là các chất phụ gia là tốt cho ruột.

4. Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Mối liên hệ giữa lượng đường nhân tạo và nguy cơ ung thư đã được nghiên cứu từ năm 1970. Một cuộc nghiên cứu lớn được công bố trên tạp chí Environmental Health Perspectives báo cáo rằng các thành phần trong sản phẩm Sweet’N Low có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư bàng quang.

Những phát hiện của cuộc nghiên cứu đã khiến chính phủ phải dán nhãn cảnh báo trên bất kỳ sản phẩm nào có chứa chất tạo ngọt vào năm 1977. Sau đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng chất tạo ngọt trên thực tế không gây ung thư ở người. Kết quả là Viện Y Tế Hoa Kỳ NIH đưa ra kết luận, chất saccharin trong sản phẩm đường nhân tạo không còn được coi là chất gây ung thư tiềm ẩn.(NA)

 

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: