Tranh cãi chuyện sữa và nguy cơ tiểu đường type 2

(minh họa: Anita Jankovic/Unsplash)

Ít ai ngờ rằng việc uống sữa cũng góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, nếu bạn thiếu enzym để phòng ngừa bệnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cứ 10 người ở Mỹ thì có một người mắc bệnh tiểu đường, 90% đến 95% trong số họ bị bệnh tiểu đường type 2.

Mối quan hệ giữa lượng sữa tiêu thụ và bệnh tiểu đường type 2 còn gây nhiều tranh cãi. Theo Newsweek. Trong khi một số nghiên cứu đưa ra kết quả, người uống sữa sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, vì trong sữa có đường; những nghiên cứu khác lại cho thấy không có mối tương quan hoặc thậm chí còn khuyên người mắc bệnh tiểu đường nên uống sữa.

Tiểu đường type 2 xảy ra khi các tế bào của cơ thể đề kháng với hormon insulin, loại hormone quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Tiểu đường type 2 thường phòng ngừa được, với các yếu tố nguy cơ bao gồm thừa cân, không tập thể dục đầy đủ và do di truyền. Khẩu phần ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng.

Trong một nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Nature Metabolism, các nhà nghiên cứu từ khắp nước Mỹ đã chấm dứt mối tranh cãi, nêu bật một biến thể di truyền đơn giản làm nền tảng cho những tác động tương phản này.

Trong một nghiên cứu trên 12,000 người Mỹ gốc Tây Ban Nha/Latino, nhóm nghiên cứu do Qibin Qi thuộc Albert Einstein College of Medicine và Harvard Medical School dẫn đầu đã phát hiện ra rằng lượng sữa tiêu thụ vào cao hơn có liên quan đến việc giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhưng chỉ ở những người có một biến thể cụ thể của một gen nhất định.

Gen được nói trên có khả năng mã hóa enzyme lactase – loại enzyme rất cần thiết cho quá trình phân hủy lượng đường sữa. Một số loại cơ thể sản xuất lactase trong suốt cuộc đời của họ, tuy nhiên, những tạng người khác khác ngừng sản xuất chất này từ khi còn nhỏ, sau khi họ cai sữa mẹ. Do đó, những người này sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa lượng đường trong sữa, trong nhiều trường hợp, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không dung nạp đường trong sữa. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng.

(minh họa: Pexels)

Lonneke Janssen Duijghuijsen, nhà nghiên cứu về dinh dưỡng và sức khỏe tại Wageningen University từ Hà Lan, cho biết: “Việc không tồn tại lâu dài của chất lactase không hẳn là sẽ ngăn cản khả năng tiêu thụ một lượng lactose nhất định cho cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều người không kiên trì tiêu thụ lactase vẫn có thể hấp thụ tới 12 gram đường sữa mỗi ngày, tương đương với cùng lượng đường sữa trong một ly sữa lớn mà không gặp phải các triệu chứng không dung nạp.”

Đối với những người này, việc uống sữa có liên quan đến sự gia tăng một cách đáng kể lượng vi khuẩn đường ruột “lành mạnh”, do đó cũng góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Lượng sữa tiêu thụ cũng có liên quan đến những thay đổi cụ thể về mức độ chuyển hóa trong máu ở những người có cơ thể không sản xuất ra lactase ở tuổi trưởng thành.

Nhóm nghiên cứu đã xác nhận những kết quả phản trực giác này bằng cách xem xét hơn 160,000 người từ UK Biobank – một cơ sở dữ liệu y sinh quy mô lớn chuyên điều tra những đóng góp tương ứng của di truyền và môi trường đối với sự phát triển của nhiều loại bệnh khác nhau.

Phát hiện này được hỗ trợ thêm bởi nghiên cứu trước đây cho thấy mối liên hệ giữa lượng sữa tiêu thụ và bệnh tiểu đường ở những người Đông Á – một nhóm dân số có mức độ lactase đặc biệt thấp ở tuổi trưởng thành.

Các hormone do vi sinh vật đường ruột tạo ra có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn, lượng đường trong máu, tình trạng viêm nhiễm, nguy cơ phát triển bệnh béo phì và bệnh tiểu đường loại 2. (minh họa: Unsplash)

“Những phát hiện của chúng tôi giúp giải thích sự khác biệt về dân số được theo dõi trước đây trong mối quan hệ giữa lượng sữa tiêu thụ và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, đồng thời nâng cao kiến thức của chúng tôi về tác động của việc tiêu thụ sữa đối với sức khỏe trao đổi chất của con người, thông qua sự tương tác giữa di truyền của vật chủ, hệ vi sinh vật đường ruột và chất chuyển hóa tuần hoàn,” các tác giả viết.

Bất kể kết quả này như thế nào, nếu các chuyên gia y tế đã cảnh báo bạn không nên uống sữa, bạn nên làm theo lời khuyên này cho đến khi có thêm nghiên cứu về lĩnh vực này.

Theo Duijghuijsen, hiện còn quá sớm để đưa ra kết luận chắc chắn về bệnh tiểu đường type 2. Nghiên cứu đề xuất mối liên hệ thống kê giữa việc tiêu thụ sữa, một chất chuyển hóa cụ thể và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2, nhưng mối liên hệ này không cung cấp bằng chứng rõ ràng.

“Các liên kết được đề xuất mang tính chất gián tiếp, nhường chỗ cho các yếu tố có ảnh hưởng khác. Cần phải nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu kỹ càng hơn về các mối liên hệ này và xác định tầm quan trọng của chúng,” bà nói.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: