Ngạc nhiên chưa: Khỉ ‘đứng tên’ sở hữu 12.9 hectare đất

Khỉ vàng Rhesus. (ảnh: Peter van der Sluijs/Wikipedia)

Dân làng Upla ở Ấn Độ coi trọng những con khỉ tới mức cho khỉ đứng tên sở hữu tới 12.9 hectare đất trong làng.

Làng Upla, một ngôi làng nhỏ ở tiểu bang Maharashtra chỉ có 1,600 người, nhưng có tới hơn 100 con khỉ vàng Rhesus. Nơi đây vốn nổi tiếng rất coi trọng loài khỉ, tuy đất canh tác rất quý hiếm, nhưng dân làng Upla sẵn sàng để loài khỉ này đứng tên sở hữu mảnh đất rộng 129,000 m2 (12.9 hectare). Theo Times of India.

Khỉ vàng Rhesus là loài có phạm vi phân bố khá rộng (minh họa: Freepik)

Khỉ vàng Rhesus là loài khỉ có phạm vi phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á và Mỹ. Chúng có thể sống trong điều kiện dao động rất lớn của nhiệt độ môi trường, lượng mưa cũng như độ cao, từ vùng rất lạnh cho tới khu vực nóng gần 50 độ C. Loài này thường thích sống trong những khu rừng nguyên sinh, rừng khô, rừng thưa nhiệt đới… Khỉ vàng Rhesus thích sống theo từng bầy với khoảng 50 cá thể. Mỗi bầy sẽ có một khỉ chúa. Thức ăn chính của chúng là quả, hạt, nõn cây và một số động vật không xương sống.

Một gia đình nhà khỉ. (minh họa: Freepik)

Trưởng làng Bappa Padwa cho biết, trong các tài liệu ở làng ghi rõ chủ sỡ hữu của mảnh đất này thuộc về loài khỉ, nên chẳng ai có thể hỏi ý kiến những “chủ sở hữu” này, nhưng hiện nay kiểm lâm đã tiến hành trồng rừng, cũng là “nhà” của loài khỉ. Vấn đề là số lượng đàn khỉ đang ngày càng giảm dần và không ở yên một chỗ quá lâu. Mỗi khi khỉ xuất hiện trước cửa nhà, dân làng sẽ cho ăn. Một số người giữ truyền thống tặng quà cho khỉ. Đôi khi, khỉ được mời với tư cách “khách mời danh dự” các đám cưới trong làng.

Khỉ vàng Rhesus. (ảnh: Freepik)

Cho đến nay, dân làng không rõ quy định khỉ là “chủ đất” là do ai quyết định, và ban hành khi nào. Và dù rất tôn thờ loài động vật này, nhưng cách đây vài năm, dân làng cũng phải bực tức về việc khoảng 300 con khỉ làm đảo lộn cuộc sống của họ, như truyền thông địa phương đưa tin. Khi ấy, từng đàn khỉ vào nhà dân lấy đồ ăn, thức uống, lại còn tấn công chủ nhà. Ở ngoài ruộng, khỉ kéo tới phá lung tung, khiến nhiều nông dân bị thiệt hại mùa màng. Dân làng thấy vậy thì sợ sệt khi gặp khỉ đi trong làng, nhưng nếu sợ mà xua đuổi thì sẽ bị khỉ nhào tới tấn công.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: