Houston – Thành phố đa dạng nhất nước Mỹ

Một khu thương mại ở Houston, Texas. (ảnh: Trang Nguyên)

Một báo cáo mới của Viện Chính sách Di cư (Migration Policy Institute-MPI) cho thấy Houston là thành phố đa dạng nhất trong một quốc gia ngày càng đa dạng hóa.

Tại cuộc hội thảo do Dịch vụ Truyền thông Dân tộc Houston tổ chức hồi trung tuần Tháng Mười Một, Valerie Lacarte, nhà phân tích chính sách cấp cao, tác giả chính của báo cáo, đã chia sẻ ba phát hiện chính về sự đa dạng hóa ngày càng tăng của chính cộng đồng người nhập cư, sự hòa nhập của cộng đồng này vào cơ cấu xã hội của thành phố và các rào cản hội nhập bao gồm các tình trạng pháp lý phức tạp.

Một cộng đồng nhập cư đa dạng

MPI công bố báo cáo Tháng Mười Một năm 2023, cho thấy Houston, nơi cũng được coi là thành phố đa dạng nhất của Hoa Kỳ vào năm 2021 – để xem những người đến Houston trong những năm gần đây “đã ảnh hưởng đến động lực của cộng đồng người nhập cư ở đó như thế nào,” cho biết Lacarte. “Chúng tôi nhận thấy rằng khi cộng đồng người nhập cư Houston phát triển theo thời gian, cũng làm đa dạng hóa nơi này.”

Từ năm 2010 đến năm 2021, khi cộng đồng người nhập cư của thành phố tăng 32% – gấp đôi tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ – tỷ lệ người nhập cư không phải người Mexico cũng tăng đáng kể, từ 54% lên 63%. Các quốc gia có người nhập cư đông nhất, với hơn 30,000 người, gồm Venezuela, Nigeria, Ấn Độ, Honduras, Guatemala, Trung Quốc, Pakistan và Cuba.

Hội nhập xã hội và lực lượng lao động

Khi những cộng đồng này phát triển, họ cũng ngày càng trở nên không thể thiếu trong cơ cấu xã hội của Houston.

Báo cáo cho thấy 30% lực lượng lao động của thành phố là người ngoại quốc, với tỷ lệ cao hơn nhiều trong một số ngành công nghiệp chính như xây dựng (gần một nửa), thực phẩm và dịch vụ (37%) và sản xuất (34%).

Lacarte giải thích, một dấu hiệu chính của sự hội nhập này là quyền sở hữu nhà, trong đó công dân mới nhập tịch thậm chí còn thể hiện mức độ cao hơn so với những người sinh ra ở Hoa Kỳ, và “chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng ngay cả một tỷ lệ đáng kể những người nhập cư không có giấy tờ cũng mua được nhà, là chủ sở hữu nhà”.

Bà tiếp tục, một chỉ số khác về sự hòa nhập cao là thành phần gia đình: Ở Houston, 48% thanh thiếu niên dưới 18 tuổi sống với cha mẹ là người nhập cư.

Tuy nhiên, các rào cản hội nhập vẫn tồn tại, dai dẳng nhất là ở trình độ tiếng Anh hạn chế, liên quan đến thu nhập thấp hơn và khả năng nhập tịch sau này của những người nhập cư.

Báo cáo cho thấy 67,000 người nhập cư ở Houston đang thiếu việc làm, tức là những sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm hoặc làm những công việc lao động chân tay.

Ước tính có khoảng 360,000 người nhập cư đủ điều kiện nhập tịch ở Houston, với 40% trong số này đã sống ở Mỹ ít nhất 20 năm.

Lacarte nói: “Những rào cản về thu nhập và ngôn ngữ mà nhiều người phải đối mặt, thường là do những người nhập cư lớn tuổi có ít cơ hội tiếp cận với điều hướng nhập tịch và các tình trạng pháp lý khác.

Một khu thương mại ở Houston, Texas. (ảnh: Trang Nguyên)

Tình trạng pháp lý phức tạp

Khi Houston đa dạng hóa, các tình trạng pháp lý này ngày càng trở nên phức tạp.

Báo cáo cho thấy 68% người nhập cư của thành phố có một số hình thức pháp lý – với tư cách là công dân, hoặc thông qua thẻ xanh hoặc thị thực – nhưng ngày càng nhiều người nhập cư càng rơi vào tình trạng… nhập nhằng.

Lacarte nói: Với tình trạng tạm thời “có thể họ được cấp một số quyền lợi và giấy phép làm việc, nhưng con đường phía trước là một tương lai không chắc chắn”.

Bà cho rằng nền kinh tế đang phát triển mạnh của Houston, thị trường nhà ở và thông điệp chính trị địa phương thân thiện với người nhập cư là những yếu tố chính thu hút người di cư tìm kiếm sự bảo vệ pháp lý.

Mức độ thu hút của nó thật đáng ngạc nhiên: Báo cáo cho thấy ở Harris County, quận hàng đầu về trẻ em không có người đi cùng kể từ năm 2014, trong khi chính Houston là thành phố tiếp nhận những người Afghanistan được ân xá đông nhất.

Khi cả nước đa dạng hóa, “tất nhiên bạn sẽ mong đợi sự đa dạng hơn ở Houston,” Lacarte nói. “Nhưng điều thú vị nhất là mức độ Houston đang phản ánh các xu hướng và điều chúng ta đang thấy là mức độ hội nhập cao, đặc biệt là với giới trẻ, nơi gần một nửa có cha mẹ là người nhập cư, và rào cản hội nhập chính là ngôn ngữ.

Nhìn vào Houston là để biết đất nước chúng ta sẽ đi về đâu, và tìm hiểu cách chúng ta có thể hỗ trợ tốt nhất cho cư dân của mình.”

(theo EMS – TN chuyển ngữ)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: