Biến thể Omicron: Mỹ và nhiều nước siết chặt kiểm soát nhập cảnh

WHO cho biết các lệnh cấm đi lại không ngăn được sự lây lan của virus biến thể mới mà chỉ "tạo ra gánh nặng cho cuộc sống và sinh kế".

Những người đến Hoa Kỳ bằng phi cơ sẽ phải trải qua các quy định kiểm tra COVID-19 khó khăn hơn; một số quốc gia bắt đầu phong tỏa biên giới do không biết chắc chắn về độc lực của biến thể Omicron và khả năng của nó né tránh các loại vaccine hiện có.

Hãng tin Reuters dẫn nguồn từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết Hoa Kỳ yêu cầu tất cả các du khách nhập cảnh vào đất nước này bằng đường hàng không phải trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính được thực hiện trong vòng một ngày trước ngày khởi hành. 

Hiện tại, khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ, những du khách quốc tế đã được tiêm phòng có thể xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng ba ngày trước ngày khởi hành. Yêu cầu mới, kết quả xét nghiệm trong vòng một ngày, sẽ áp dụng cho cả công dân Hoa Kỳ và công dân nước ngoài.

Chính quyền cũng đang xem xét liệu có nên yêu cầu những người đến Mỹ bằng phi cơ phải thực hiện một cuộc xét nghiệm COVID-19 khác trong vòng 3-5 ngày sau khi đến hay không. Mặc dù CDC chưa xác nhận điều đó, nhưng khuyến cáo tất cả “khách du lịch nên làm xét nghiệm virus COVID-19 trong khoảng 3-5 ngày sau khi đến” và thực hiện “cách ly sau chuyến đi đối với bất kỳ khách du lịch nào chưa được tiêm phòng”.

CDC đã liệt kê khoảng 80 điểm đến nước ngoài là “Cấp Bốn”, là nơi có mức độ truyền nhiễm COVID-19 cao nhất và không khuyến khích người Mỹ đi tới các điểm đến đó.

***

Được báo cáo lần đầu tiên ở miền Nam châu Phi cách đây một tuần, biến thể Omicron đã gây chấn động toàn cầu, dẫn đến lệnh cấm đi lại và làm nổi bật sự chênh lệch giữa việc đẩy mạnh tiêm chủng ồ ạt ở các quốc gia giàu có và việc tiêm chủng thưa thớt ở các nước đang phát triển. 

Tổ chức Y tế Thế giới phân loại Omicron là một “biến thể đáng lo ngại”, do số lượng đột biến có thể giúp nó lây lan hoặc tránh né các kháng thể từ hệ thống miễn dịch của những người đã tiêm chủng hoặc đã nhiễm bệnh và phục hồi.

Hôm Thứ Tư 01 Tháng Mười Hai, sau khi thị trường tài chính đã đi xuống mức thấp nhất ngày hôm trước, sau khi Giám đốc điều hành Moderna đặt câu hỏi về hiệu quả của vaccine COVID-19 chống lại Omicron.

Tuy vậy, Giám đốc Điều hành Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) Emer Cooke cho biết: “Ngay cả khi biến thể mới lây lan rộng hơn, các loại vaccine mà chúng ta có vẫn sẽ tiếp tục có hiệu quả bảo vệ”. Ông Cooke cho biết các phân tích trong phòng thí nghiệm trong vòng hai tuần tới sẽ cho biết liệu máu của những người đã được tiêm chủng có đủ kháng thể để vô hiệu hóa biến thể mới hay không.

Giám đốc điều hành của BioNTech cho biết loại vaccine mà hãng hợp tác sản xuất với Pfizer có khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại căn bệnh nghiêm trọng của biến chủng Omicron.

***

Ở châu Á, Hồng Kông và Nhật Bản cho biết họ sẽ mở rộng các biện pháp hạn chế đi lại, trong khi Úc chuẩn bị ghi nhận nhiều ca bệnh Omicron hơn sau khi ít nhất hai người có nguy cơ đã nhiễm bệnh đã đến thăm một số địa điểm trong thành phố lớn nhất Úc.

Nhật Bản đã đóng cửa biên giới với tất cả người nước ngoài mới nhập cảnh, hôm nay cho biết họ sẽ mở rộng lệnh cấm đối với người nước ngoài có quy chế cư trú từ 10 quốc gia châu Phi bao gồm Nam Phi. 

Hồng Kông sẽ mở rộng lệnh cấm nhập cảnh đối với những người không cư trú từ ba quốc gia nữa là Nhật Bản, Bồ Đào Nha và Thụy Điển, kể từ Thứ Sáu.

Bộ trưởng Nội vụ và An toàn Nam Hàn Jeon Hae-cheol đã kêu gọi các biện pháp ngăn chặn virus chặt chẽ hơn đối với Omicron, sau khi có các trường hợp nghi ngờ nhập cảnh từ Nigeria. Cho đến nay, Nam Hàn vẫn chưa báo cáo bất kỳ trường hợp nào về biến thể này. 

Trong một nỗ lực ngăn chặn các hạn chế ở biên giới đang được ban hành vội vã trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia áp dụng “cách tiếp cận dựa trên bằng chứng và dựa trên rủi ro” khi ban hành các biện pháp kiểm soát đi lại. WHO cho biết các lệnh cấm đi lại không ngăn được sự lây lan của virus biến thể mới mà chỉ “tạo ra gánh nặng cho cuộc sống và sinh kế”.

WHO cho biết thêm là đến ngày 28 Tháng Mười Một đã có hơn 50 quốc gia thực hiện các biện pháp hạn chế du lịch nhằm trì hoãn việc biến chủng Omicron nhập cảnh vào nước họ.  

Các quan chức y tế toàn cầu đang tìm cách trấn an người dân và liên tục nhắc lại lời kêu gọi mọi người đi chích ngừa, coi đó là cách thức hữu hiệu nhất để phòng ngừa biến chủng Omicron.

Trong khi đó, các hãng hàng không thế giới đang chuẩn bị cho những biến động mới vì một vụ bùng phát dịch mới có thể buộc họ phải điều chỉnh lịch trình và điểm đến và dựa nhiều hơn vào thị trường nội địa.

Đọc thêm:

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: