Bộ Tư pháp buộc tội nhiều điệp viên Trung Quốc tại Mỹ

Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland (giữa), Giám đốc FBI Chris Wray (phải) và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lisa Monaco (trái) họp báo ở Washington hôm thứ Hai 24 tháng Mười 2022, công bố cáo buộc 13 bị cáo, trong đó có 10 sĩ quan tình báo Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp tại Mỹ theo lệnh của Bắc Kinh. Họp báo do ba quan chức hàng đầu về thực thi pháp luật của Hoa Kỳ chủ trì cho thấy tính chất nghiêm trọng của các cáo buộc. Ảnh Kevin Dietsch/Getty Images.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ hôm Thứ Hai 24 Tháng Mười 2022 đã công khai các cáo buộc trong ba vụ án riêng biệt, buộc tội hơn một chục bị cáo, hầu hết trong số họ là điệp viên, quan chức tình báo Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp tại Mỹ. 

Những bị cáo này tham gia vào các kế hoạch cưỡng bức hồi hương những người chỉ trích chính phủ Trung Quốc, ăn cắp thông tin mật về cuộc điều tra của Hoa Kỳ với một công ty viễn thông Trung Quốc và tuyển dụng gián điệp để làm đặc vụ của chế độ Trung Quốc ở Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland đã công bố các cáo buộc cùng với Giám đốc FBI Chris Wray và các quan chức hàng đầu của Bộ Tư pháp. Mười trong số 13 cá nhân bị buộc tội trong các vụ án là quan chức Trung Quốc.

“Những trường hợp này chứng tỏ chính phủ Trung Quốc đã và đang tìm cách can thiệp vào các quyền và tự do của các cá nhân ở Hoa Kỳ và phá hoại hệ thống tư pháp bảo vệ những quyền đó của chúng ta. Họ đã không thành công”, Bộ trưởng Garland nói.

Giám đốc Chris Wray bổ sung thêm: “Bắc Kinh cho rằng việc tuân thủ pháp quyền của chúng ta là một điểm yếu, nhưng họ đã sai. Các quy trình dân chủ và luật pháp của chúng ta trang bị cho chúng ta những vũ khí mà Trung Quốc không có.”

Trong một vụ án, hai sĩ quan tình báo Trung Quốc bị cáo buộc cố gắng cản trở cuộc điều tra hình sự nhằm vào một công ty viễn thông Trung Quốc. Cặp đôi này đã làm việc với một điệp viên FBI giả dạng, người cung cấp thông tin cho họ theo chỉ đạo của FBI. 

Kế hoạch của hai bị cáo, Hà Quốc Xuân (Guochun He) và Vương Chính (Zheng Wang) được cho là bắt đầu vào năm 2019, hối lộ cho một quan chức thực thi pháp luật Hoa Kỳ nhằm đánh cắp thông tin bí mật về một vụ án hình sự chống lại một công ty viễn thông toàn cầu, bao gồm các hồ sơ từ văn phòng luật sư Hoa Kỳ ở Brooklyn. Đổi lại, quan chức này được nhận hối lộ trị giá $61,000 bằng bitcoin. 

Cáo buộc không nêu tên công ty, nhưng đề cập đến một thông cáo báo chí do Bộ Tư pháp đưa ra vào Tháng Hai năm 2020 công bố các cáo buộc chống lại tập đoàn Huawei của Trung Quốc –  một trong những nhà cung cấp thiết bị mạng lớn nhất thế giới. Huawei và các công ty con của nó đã bị buộc tội thực thi một kế hoạch kéo dài hàng thập kỷ để đánh cắp bí mật thương mại từ các công ty công nghệ của Hoa Kỳ.

Liên lạc giữa điệp viên mật của FBI và Hà kéo dài cho đến ngày 20 Tháng Mười 2022, trong thời gian đó các cá nhân thảo luận về phần thưởng cho công việc. Hai bị cáo Hà và Vương vẫn chưa bị bắt.

Trong một trường hợp khác, các công tố viên ở New Jersey buộc tội bốn cá nhân, trong đó có ba sĩ quan tình báo Trung Quốc, vì đã cố gắng tuyển dụng không thành công một cựu nhân viên thực thi pháp luật liên bang Hoa Kỳ và một quan chức an ninh nội địa của tiểu bang để hoạt động ở Mỹ với tư cách là đặc vụ của Trung Quốc.

Tài liệu buộc tội hôm Thứ Hai cáo buộc rằng từ năm 2008 đến ít nhất là năm 2018, Vương Lân (Wang Lin) và ba đồng phạm đã sử dụng mối liên kết với một cơ sở học thuật của Trung Quốc làm vỏ bọc để xác định, đặt mục tiêu và chỉ đạo các cá nhân ở Hoa Kỳ hoạt động thay mặt chính phủ Trung Quốc, cả cố gắng gây áp lực để ngăn chặn một cuộc biểu tình chống Trung Quốc và các hoạt động “bí mật” khác.

Vụ thứ ba mà Bộ trưởng Garland công bố liên quan đến bảy cá nhân bị cáo buộc làm việc cho chính phủ Trung Quốc, tham gia vào một chiến dịch kéo dài nhiều năm để cưỡng bức một số công dân Hoa Kỳ phải quay trở lại Trung Quốc. Hai trong số bảy người bị buộc tội đã bị bắt vào tuần trước, năm người còn lại vẫn chưa bị bắt.

“CHND Trung Hoa có lịch sử nhắm vào những người bất đồng chính kiến ​​và những người chỉ trích chính phủ cho dù những người này đã tị nạn ở các nước khác,” Bộ trưởng Garland nói, đề cập đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bộ trưởng cho biết chiến dịch bao gồm quấy rối, đe dọa, theo dõi và cưỡng bức nhằm ép buộc cá nhân này quay trở lại Trung Quốc, kể cả quấy rối các thành viên trong gia đình nạn nhân.

Đọc thêm:

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Hình như là…
Người bạn nàng, bạn thời trung học, tha thiết rủ rê nàng sang Mỹ chơi một chuyến. Hắn bảo, nhà cửa hắn rộng rãi thoải mái, không việc gì phải…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: