Nên ăn sáng giờ nào để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Minh họa: Brooke Lark/Unsplash

Bệnh tiểu đường do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến tăng đường trong máu. Trước đây, các bác sĩ cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 thường liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu vận động, ít tập thể dục, gây thừa cân hoặc béo phì. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Quốc tế vào Tháng Bảy vừa qua, đã chỉ ra rằng thời điểm ăn sáng trong ngày cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Nhóm nghiên cứu từ Pháp và Tây Ban Nha đã phân tích dữ liệu của 103.312 người trưởng thành ở Pháp để xem xét mối liên hệ giữa tần suất và thời gian ăn các bữa ăn với tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Kết quả cho thấy những người ăn sáng sau 9 giờ sáng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 59% so với những người ăn sáng trước 8 giờ sáng.

Tác giả nghiên cứu, Anna Palomar-Cros, kết luận rằng, thời gian ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp sinh học và kiểm soát lượng glucose và lipid trong cơ thể.

Chuyên gia Palomar-Cros cũng khẳng định trong một báo cáo, ăn sáng muộn hoặc bỏ bữa sáng sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng glucose và lipid, cũng như nồng độ insulin trong cơ thể.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người ăn tối muộn (sau 22 giờ) cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.

Như thế, việc ăn sáng sớm trước 8 giờ sáng, và ăn tối trước 7 giờ tối có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Minh họa: National Cancer Institute/Unsplash

Lợi ích của việc ăn uống đúng giờ

Mục đích của ăn uống là cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. Trong đó, quá trình trao đổi chất đòi hỏi một lượng glucose liên tục đến từ thức ăn tại thời điểm tiêu thụ hoặc sự tích lũy glycogen trước đó.

Lượng dư thừa được dự trữ trong gan và cơ khi cơ thể hết năng lượng để sử dụng, đồng thời chuyển hóa protein thành glycogen để cung cấp năng lượng cho não. Dự trữ glycogen phải đủ trong 24 giờ, điều đó có nghĩa là để duy trì sự sống, bạn phải ăn ít nhất một lần trong ngày để không làm cạn kiệt năng lượng dự trữ của cơ thể.

Thông thường, sau 6 giờ, cơn đói sẽ xuất hiện, đây là một chu kỳ tự nhiên, được xác định theo thời gian của các nguyên liệu cung cấp cho cơ thể. Vì vậy, khi cảm thấy đói, cơ thể sẽ báo hiệu rằng cần nhiên liệu cho não. Do đó, việc tạo thói quen ăn uống đúng giờ là điều quan trọng đối với sức khỏe.

Minh họa: Pablo Merchán Montes/Unsplash

Lưu ý những thói quen xấu khi ăn sáng

-Ăn quá no khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, cơ thể mệt mỏi.

-Ăn sáng ngay sau khi ngủ dậy không tốt cho dạ dày. Nên uống một ly nước để kích thích tiêu hóa và ăn sáng sau 30 phút.

-Không ăn sáng bằng bánh quy, snack,… sẽ gây thiếu hụt chất dinh dưỡng.

-Thức ăn nhanh như gà rán, hamburger,… là những thực phẩm chứa nhiều chất béo gây béo phì và bệnh tim mạch.

-Không ăn nhiều thịt, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.

Minh họa: Elena Leya/Unsplash

-Trái cây không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, nên ăn trái cây cùng với các loại thực phẩm khác để bổ sung chất dinh dưỡng.

-Nên ăn đồ ăn nóng, đồ lạnh sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa, gây co thắt cơ bắp, dây thần kinh và mạch máu, thậm chí gây táo bón và các bệnh khác.

-Ngoài ra, nên uống đủ nước để hạn chế mất nước, kiểm soát lượng thức ăn, kích thích hệ tiêu hoá.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: