Tiễn biệt nhà văn Trần Hoài Thư (1942-2024)

Trần Hoài Thư (Hình: TSCĐ)

Nhà văn Trần Hoài Thư, tên thật Trần Quí Sách, chủ trương nhà xuất bản Thư Ấn Quán và Tạp chí Thư Quán Bản Thảo đã qua đời lúc 6 giờ 35 phút, sáng ngày 27 Tháng Năm năm 2024 tại New Jersey, Hoa Kỳ, hưởng thọ 82 tuổi.

Kính tiễn anh Nhà Văn Trần Hoài Thư,

Năm 1972 tôi có đọc đâu đó một truyện ngắn của Trần Hoài Thư với một cái tựa cực kỳ mơ mộng “Bay theo mùa chim đổi xứ” viết về một người lính đang trên đường về thăm người yêu, trên một đoạn đèo hoàng hôn hoang vắng bỗng nhiên anh cảm thấy dưới kia là vực sâu sương mù nắng vàng quá đẹp, đẹp đến nỗi anh nhấn ga và chiếc jeef lao đi mất hút.

Chắc là anh đã tới thiên đường để quên đi cuộc chiến tranh điên loạn, một cuộc chiến mà chỉ với một tay “thám kích” như anh mới cảm nhận được, một cuộc chiến nồi da xáo thịt chỉ có người trong cuộc mới cảm thấy đau thương, muốn chạy trốn, muốn rời đi để đến một nơi nào đó hoang vu không có dấu chân người, không còn đạn bom vung vãi thịt da buồn.

Tôi mê văn anh từ đó và bất cứ truyện ngắn nào có tên Trần Hoài Thư tôi đều đọc một cách chân thành.

Cách đây vài năm, các bạn ở bên Mỹ quốc có gởi cho tôi một vài tập “Thư Quán Bản Thảo”  được đóng gáy một cách công phu, do anh thực hiện, được chính anh làm thủ công làm bằng tay, tôi càng kính trọng anh hơn.

Kính trọng một văn tài của nền văn học VNCH, và anh đã không làm cho nền văn học VNCH không bị mai một, càng làm cho tôi kính trọng hơn khi anh đã một mình cô đơn dưới “căn hầm thời đại” mày mò từng trang một để lưu lại cho sau này.

Việc anh làm thế giới sẽ không bao giờ quên, và sự ra đi cũng là niềm tiếc thương không bao giờ phai nhạt, vì “Thư Quán Bản Thảo” vẫn lưu truyền.

Anh ra đi an bình, Trần Hoài Thư.

Nhà văn Trần Hoài Thư. Tranh: Đinh Cường

Thế hệ chiến tranh

Thế hệ chúng tôi mang đầy vết sẹo
Vết sẹo ngoài thân và vết sẹo trong hồn
Không phạm tội mà ra toà chung thẩm
Treo án tử hình ở tuổi thanh xuân

Thế hệ chúng tôi loài ngựa thồ bị xích
Hai mắt buồn che bởi tấm da trâu
Quá khứ tương lai, tháng ngày mất tích
Đàn ngựa rũ bờm, không biết về đâu

Thế hệ chúng tôi chỉ thấy toàn lệ máu
Chưa bao giờ thấy được một ngày vui
Thời chiến giày saut, lao vào cõi chết
Hoà bình phận tù, trâu ngựa khổ sai

Thế hệ chúng tôi già như quả đất
Râu tóc mỗi ngày mọc những hoang mang
Ngoài phẫn nộ, trong chán chường ẩn khuất
Đếm những nỗi buồn bằng lời nhạc Trịnh Công Sơn…

Quán sớm

Quán sớm cô hàng nhăn nếp lụa
Tóc còn vương vít lòng chiếu chăn
Nước sôi reo ấm gian nhà chật
Bếp lửa hồng. Gió tạt. Mùa đông

Gọi cốc cà phê un khói gió
Mấy thằng râu tóc chụm thanh xuân
Vách trống, sát vào nhau đỡ lạnh
Trời ngoài kia sương phủ mênh mông

Năm giờ. Thành phố còn im lặng
Những chuyến xe đầu run rẩy qua
Con đường sương khói hai hàng nến
Những nhánh cây đen đụng mái nhà

Năm giờ. Hết phép chờ xe hốt
Từ biệt cô từ biệt bạn bè
Từ biệt một ngày trai phóng đãng
Mai về trên ấy thiếu cà phê

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: