Bất ngờ khi làm gia cư trong gia đình thượng lưu giàu có

(minh họa: Unsplash)

Có cơ hội làm gia sư tại một trong những khu vực nổi tiếng giàu có, Bryce Rosenberg, tác giả cuốn “Dạy học tại Upper East Side” ngộ ra nhiều điều bất ngờ.

Khu vực Upper East Side, một trong những nơi giàu có nhất của Manhattan mà hầu hết các gia đình thượng lưu của New York từng sống. Đây cũng là nơi có rất nhiều giáo viên có học vị cao từ các trường danh tiếng trên thế giới và các chương trình học khó khăn để chuẩn bị cho việc nhập học vào các trường đại học danh tiếng.

Có cơ hội làm gia sư tại một trong những khu vực nổi tiếng giàu có, Bryce Rosenberg, tác giả cuốn “Dạy học tại Upper East Side” ngộ ra nhiều điều bất ngờ.

Rosenberg cũng “không phải dạng vừa”, cô tốt nghiệp Harvard University và đang theo học tiến sĩ tâm lý tại Rutgers University, New Jersey, và làm gia sư kèm riêng, tại một trường tư thục hàng đầu tại Manhattan.

Nhưng Rosenberg chỉ có cơ hội mở ra cánh cửa tiếp cận với gia đình thượng lưu ở New York sau lần dạy kèm một học sinh xuất thân từ gia đình giàu có nhưng học rất kém, và giúp em này hoàn thành bài luận trung học, từ điểm B+ nâng lên thành A. Đó là lần đầu tiên học sinh này đạt điểm A.

Trong khoảng thời gian 10 năm sau đó, Rosenberg đã dạy kèm cho hàng trăm học sinh thuộc các gia đình giàu có ở Brooklyn và Manhattan. Cha mẹ của họ có thể là các nhà quản lý tài chính Wall Street, ngân hàng, hoặc từ các gia tộc lâu đời, thậm chí là những người trong giới showbiz, thường xuyên xuất hiện trên các tạp chí thời trang.

Rosenberg nói bất cứ cha mẹ nào trên thế giới này đều có một điểm chung, là muốn con mình có một tương lai tốt hơn, nhưng họ không biết phải làm thế nào. Sự giàu có với tài sản kếch xù không làm cho cha mẹ của những đứa trẻ này thoải mái.

Với những gia đình sở hữu biệt thự ở Hamptons, đi công tác và nghỉ mát khắp thế giới, việc đưa con cái đến trường tư thục với học phí hàng năm $50,000 là chuyện nhẹ nhàng như bông bưởi, dễ như trở bàn tay. Họ cũng quan tâm hết sức đặc biệt đến việc học tập của con cái, và muốn tham gia vào quá trình ấy của con mình.

Nhiều người muốn lao vào quá sâu quá trình học tập của con, như tự tay giúp con lựa chọn môn học mỗi học kỳ (cứ như là họ học chứ không phải con học); tham gia cuộc họp với người tư vấn học tập, giáo viên và gia sư vào đầu năm học (điều này chấp nhận được). Nhưng viết email cho thầy cô giáo, từ việc con mình bị mất sách, cho đến mối quan hệ không hòa thuận của con và bạn bè, giáo viên trong lớp, có vẻ hơi quá!

Chuyện các học sinh này có đến hàng chục gia sư/giáo viên hướng dẫn dạy kèm, cũng là điều bình thường. Chẳng hạn, Lily, học sinh mà Rosenberg hướng dẫn, thường có lịch trình như sau: Mỗi sáng đi tập squash (bóng quần), rồi đến trường tư thục, sau đó lại tham gia tập thể thao sau giờ học, và về nhà để làm bài tập với hai, ba gia sư.

Một buổi tập thể dục của học sinh. (minh họa: Jeffrey F Lin/Unsplash)

Thật ra, các ông bố bà mẹ giàu có này cũng nhiệt tình tham gia các hội thảo, thảo luận bàn về cách giúp con cái học tập tốt hơn. Nhiều phụ huynh đồng ý trả $4,000 để thuê chuyên gia đánh giá cách học tập của con và viết báo cáo phân tích một cách chuyên nghiệp.

Và vì vậy, việc tìm gia sư cũng là công việc mà họ rất chú ý, và xem việc sử dụng dịch vụ gia sư để giải quyết vấn đề học tập của con cái mình, là điều cần làm. Họ sẽ tự mình tham gia phỏng vấn, tìm hiểu về quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc của gia sư tại các trường học khác nhau, rồi mới xem xét coi con mình có hợp với gia sư hay không.

Nhiều trường hợp phỏng vấn, phỏng vấn lại, rồi kiểm tra, đánh giá, cuối cùng không nhận gia sư. Thậm chí gia sư dạy được một thời gian, thấy có gì đó không hài lòng, là đổi ngay gia sư khác. Thay đổi gia sư cho con cái người giàu có, nhiều chẳng khác… thay áo.

Với kinh nghiệm là gia sư cho con cái nhà giàu, Rosenberg nắm khá rõ nghiệp vụ, vậy mà vẫn thường xuyên phải đối mặt với những cha mẹ kỹ tính và nhiều ý kiến phát mệt.

Mặc dù 1% người giàu nhất có vẻ không phải lo lắng về tương lai, nhưng sau khi tiếp xúc, Rosenberg phát hiện, cuộc sống của họ khá nhiều áp lực, mà thể hiện rõ nhất là làm sao để con mình được các trường tư thục hàng đầu trong cả nước.

Sau khi đỗ kỳ thi hoặc sát hạch nhập học, con em họ tiếp tục đối mặt với các khóa học không hề … dễ như ăn gỏi, vì phải học đủ loại kỹ năng cao cấp, từ tường thuật, phân tích tài liệu, đọc báo cáo… Đồng thời, học sinh cũng tham gia vào rất nhiều hoạt động ngoại khóa, các môn thể thao chuyên biệt để đủ điều kiện vào được các trường đại học hàng đầu. Nói chung, làm con trong các gia đình thượng lưu, giàu có, cũng chịu nhiều áp lực.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: