Trịnh Công Sơn: Hãy ngủ dưới vòm cây*

(Bài viết này căn cứ vào những tài liệu thu thập trên internet qua lời kể của những nhân vật cùng thời liên quan đến sự xuất hiện của Trịnh Công Sơn tại Đài phát thanh Sài Gòn ngày 30 Tháng Tư 1975 như: Nguyễn Hữu Thái, Huỳnh Ngọc Chênh, Hoàng Xuân Sơn).

Không biết thời khắc quan trọng như vậy tại một cứ điểm đài phát thanh quan trọng nhất là Sài Gòn, Trịnh Công Sơn đã tự đến hay bị đưa đến để đọc lời hiệu triệu. Giọng đọc đúng là của ông nhưng đó là câu chữ của ông hay ông chỉ đọc những gì đã được người ta soạn sẵn.

Tiếng Anh thường nói nhại “history” là his-story, lịch sử thường là câu chuyện của những người chiến thắng. Hãy nghe một trong những người chiến thắng kể.

Trong hồi ức, Nguyễn Hữu Thái, thủ lĩnh sinh viên đấu tranh khi đó, viết rằng: Ông và giáo sư Huỳnh Văn Tòng muốn có nhiều giới đồng bào đến để lên tiếng cho mọi người an tâm đừng bỏ nước ra đi thì việc Trịnh Công Sơn trước khi hát đã kêu gọi mọi người ở lại là hợp với tình cảnh bấy giờ tại đài và đúng ý muốn của các ông Thái, Tòng và một chính trị viên bộ đội có mặt. Thế nhưng cách kể của ông dường như Trịnh là một kẻ hiếu sự đã tự động đến đài chứ không phải được những ai đó đưa đến hay nằm trong một kế hoạch:

“Thấy trong đám đông ùa đến đài có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, sinh viên Huỳnh Ngọc Chênh đưa anh vào và tất cả cùng anh hát vang bài Nối vòng tay lớn, không có đàn trống, chúng tôi vỗ tay, gõ nhịp lên bàn cùng nhau hát vang”.

Nhưng theo Hoàng Xuân Sơn, thời trẻ từng là một trong những người khai sinh ra Quán Văn, tụ điểm văn nghệ của sinh viên Sài Gòn giữa thập niên 1960 thì ngày 30 Tháng Tư, Trịnh Công Sơn ghé qua nhà ông với “vẻ mặt hớt hơ và giọng hớt hải”, kêu ông cùng lên đài hát Nối vòng tay lớn nhưng ông không đi và nhìn ra đường thấy Nguyễn Hữu Thái đưa Trịnh Công Sơn lên xe cùng bộ đội và những người đeo băng đỏ.

Ông Thái kể rằng sau khi nghe lệnh buông súng lúc 10 giờ 20 sáng 30 Tháng Tư, ông đi tìm Lý Quí Chung nên vào Dinh Độc Lập, nhưng tài xế sợ và đã không đưa ông và Lý Quí Chung đến đài. Dù gì đi nữa thì Trịnh có mặt tại đài là một sự thật, còn hiếu sự bất chấp an toàn bản thân và can đảm hơn cả bác tài xế trên để có mặt kịp thời đúng ngay khoảnh khắc lịch sử đó thì cũng hơi khó hiểu về con người nhút nhát không dám xuất hiện công khai do đang trốn quân dịch.

Và giọng đọc trên đài là không thể chối là chính giọng đọc của Trịnh nhưng: “Họ có bị ép buộc nói thế không? Theo lời kể của ký giả người Đức Borries Gallasch là người đã cho mượn máy cassette để ghi lời đầu hàng thì đã có lời qua tiếng lại giữa Chính ủy Tùng và Tổng thống Minh về một vài chữ mà ông Tùng muốn ông Minh phải sử dụng”.

Điều ấy cho thấy ngay cả với một tổng thống, từng là đại tướng của miền Nam lúc đó cũng không được nói theo ý mình thì khả năng “đọc” của Trịnh chắc hẳn cũng không thể khác được. Theo ông Huỳnh Ngọc Chênh, Tổng thống Dương Văn Minh phải thu âm bài đọc trước khi phát chứ không phải phát trực tiếp và khen đó là sự cẩn thận của Bùi Văn Tùng chính ủy có mặt tại đài lúc đó:

“Khi đến nơi, đài bỏ trống. Đơn vị bộ đội triển khai canh giữ chung quanh. Họ ùa vào đài để tìm cách mở máy nhưng thất bại vì không ai rành kỹ thuật. Và không ai biết mình sẽ phát đi lời gì”.

Nói thêm về Nguyễn Hữu Thái và kinh nghiệm chiếm đài phát thanh do ông ta chỉ huy trước đó vào năm 1964, ông ta viết: “Đài phát thanh bị sinh viên học sinh tấn công đập phá trước tiên… Chúng tôi giáng nỗi căm giận của mình bằng cách đập phá điên cuồng những vật vô tri giác như máy móc, micro, loa, các bản tin, bàn ghế… trong các phòng thu và phòng làm việc. 1975 chiếm đài phát thanh lần này sinh viên có trang bị vũ khí và họ hiểu chiếm đài không phải để đập phá”.

Như vậy Trịnh đã được “đưa đến” đài phát thanh bởi những sinh viên có vũ khí để phát biểu những lời làm tan rã hàng ngũ và kết thúc sự kháng cự của đối phương. Tiếng sáo Trương Lương vô tình làm cho những ai đang còn do dự ra đi đã ở lại để chịu khổ ải không thể không căm giận ông vì điều này.

Tuy nhiên trong cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, một thanh niên bình thường không rớt vào cực đoan là vô cùng khó vì các thế lực của cực nào cũng muốn lôi kéo những con người khả ái thu hút đám đông như thế về phía mình cả, đặc biệt theo Phạm Duy: chính quyền miền Bắc xem trọng sự thu hút như vậy của giới văn nghệ sỹ hơn chính quyền miền Nam.

Lịch sử đã chọn ông hay ông đã chọn đúng thời điểm ngày 30 Tháng Tư 1975 để đứng trước chiếc micro của Đài phát thanh Sài Gòn khi đó? Thôi thì hãy để Trịnh ngủ yên dưới vòm cây.

___________

Xin ngủ dưới vòm cây: Lời trong dòng cuối cùng trong bài Ru ta ngậm ngùi của Trịnh Công Sơn

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Khúc nhạc buồn trong ký ức
            Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: