9 loại rau củ nên ăn mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh

(Minh họa: David Holifield/Pexels)

Chúng ta đều biết rau củ là thành phần quan trọng trong bữa ăn hằng ngày, vì chúng chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe như chất xơ, vitamin, chất khoáng và các chất chống oxy hóa.

Màu sắc và hương vị tươi mát của rau củ quả cũng tạo nên rất nhiều món ngon như salad, súp rau củ hay các loại sinh tố và nước ép hấp dẫn khác.

Dưới đây là chín loại rau củ được các chuyên gia dinh dưỡng đề nghị nên ăn mỗi ngày giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, duy trì sức khỏe dồi dào, theo trang mạng Healthline.

Cà rốt

Cà rốt là loại củ cực kỳ giàu beta carotene, là tiền tố của vitamin A, chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư phổi và ung thư trực tràng.

Chỉ với 128 gram cà rốt, cơ thể có thể hấp thu được khoảng 119%DV (giá trị hằng ngày) vitamin A và các loại vitamin quan trọng khác gồm vitamin C, K và Kali. Đồng thời, hàm lượng beta carotene cao, là hợp chất làm cà rốt có màu cam đặc trưng, cũng sẽ được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, giúp phá hủy các gốc tự do.

Một cuộc nghiên cứu dựa trên thí nghiệm khảo sát 57,000 người ăn ít nhất từ hai đến bốn củ cà rốt hằng tuần, kết quả cho thấy họ có tỷ lệ mắc ung thư đại tràng thấp hơn 17%.

Đậu Hòa Lan

So với các loại rau củ khác, đậu Hòa Lan có hàm lượng tinh bột cao hơn rất nhiều, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu.

Tuy nhiên chúng cũng chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt. Đồng thời, đậu Hòa Lan mang hàm lượng saponin cao, là chất ức chế các tế bào ung thư phát triển. Các nghiên cứu trên sữa đậu Hòa Lan đã cho thấy saponin trong sữa có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, thậm chí làm chết các tế bào mầm bệnh.

Củ dền

Củ dền là loại củ cực kỳ giàu dưỡng chất, bao gồm chất xơ, folate và manganese với hàm lượng calories rất thấp.

Trong đó, hàm lượng nitrate cao sẽ tạo điều kiện cho cơ thể hấp thu và chuyển hóa thành nitric oxide, giúp làm giãn nở mạch máu, giảm cao huyết áp và nguy cơ bị các bệnh liên quan đến tim mạch khác.

Cải xoăn kale

Giống như rau dền, cải kale rất giàu dưỡng chất và các hợp chất chống oxy hóa. Cải xoăn chứa nhiều vitamin A, C và K, giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Các nghiên cứu cho thấy trong một bữa ăn nhiều tinh bột và cải xoăn thì cải xoăn sẽ có tác dụng hạn chế tinh bột hấp thụ vào máu hơn so với một bữa ăn chỉ toàn tinh bột.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra tác dụng của nước ép cải xoăn là giúp giảm cao huyết áp, giảm cholesterol và giảm đường trong máu tăng cao.

(Minh họa: Julian Schwarzenbach/Pexels)

Tỏi

Tỏi là một phương thuốc được dùng từ hàng ngàn năm trước, có tác dụng làm giảm lượng chất béo và cholesterol trong máu. Đồng thời, ăn tỏi nhiều còn giúp giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa các căn bệnh cảm thông thường.

Hợp chất hoạt động chính trong tỏi chính là allicin, được chứng minh giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, bột tỏi cũng giúp làm giảm tình trạng kháng insulin, là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường loại hai.

Bông cải xanh

Bông cải xanh, hay tiếng Anh còn gọi là brocolli, là thực phẩm rất phổ biến tại Mỹ, có hàm lượng glucosinolate cao, có tác dụng chống ung thư.

Bông cải xanh còn giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính. Một nghiên cứu đã chứng minh loại rau này giúp làm giảm tình trạng viêm ở các bệnh liên quan đến tim mạch nhờ các chất chống oxy hóa có trong rau.

Cải Brussels

Các củ cải tí hon Brussels giàu chất xơ và dinh dưỡng như bông cải xanh brocolli, nhưng đặc biệt chứa nhiều kaempferol, được xem là chất chống oxy hóa và bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương do quá trình oxy hóa gây ra, ngăn ngừa các bệnh mãn tính.

Kaempferol đã được chứng minh có tính kháng viêm và ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra loại rau này còn hỗ trợ tiêu hóa, giúp ruột hoạt động đều đặn và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Khoai lang

Khoai lang rất giàu beta carotene, giúp cho quá trình hấp thụ và chuyển hóa chất chống oxy hóa được hoạt động hiệu quả trong cơ thể, đồng thời điều chỉnh lượng đường và cholesterol trong máu ổn định.

Cũng như cà rốt, khoai lang nổi bật với màu vàng cam rực rỡ được tạo thành từ beta carotene. Thực tế, một củ khoai lang trung bình chứa 132%DV vitamin A, ngoài ra còn có bốn gram chất xơ, hai gram protein, vitamin C và B6.

Bắp cải tím

Bắp cải tím cũng thuộc họ Cải, có hàm lượng chất xơ, vitamin C và anthocyanin cao. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy bắp cải tím có tác dụng làm giảm LDL, tức là chất béo nguy hại, đồng thời làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu và giảm cả stress cho cơ thể.

Màu tím đặc trưng của loại bắp cải này là do hàm lượng anthocyanin cao tạo ra, còn giúp ngăn ngừa tình trạng tăng cân mất kiểm soát.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: