Làm cách nào để thức dậy lúc 5 giờ sáng mỗi ngày?

(ảnh: Jessica Delp/Unsplash)

Những người dậy sớm thường là người lập kế hoạch tốt, vì buổi sáng là lúc não hoạt động tốt nhất. Nhưng làm sao để thức được lúc 5 giờ sáng mỗi ngày?

Tác dụng của việc dậy sớm, ai cũng biết, nào là thêm thời gian cho bản thân, không gian tĩnh lặng, đầu óc sảng khoái, dễ lập kế hoạch, đủ thời gian chuẩn bị đi làm sớm, đỡ bị kẹt xe,… Nhưng không phải ai cũng có thói quen thức dậy sớm, chừng 5 giờ sáng mỗi ngày. Tác giả Bryan Ye chia sẻ kinh nghiệm của anh trên Medium.

CHỌN BÁO THỨC PHÙ HỢP

Nếu như có một lời khuyên hữu ích nào đó cho việc đặt báo thức thì, nó đây: Đừng dùng báo thức để đánh thức bạn dậy; thay vào đó, hãy dùng nó như một phương án dự phòng. Lần đầu tôi sử dụng đồng hồ báo thức, tôi cũng dùng nó để đánh thức mình dậy. Khi bạn sử dụng báo thức kiểu này, kiểu gì cuối cùng bạn cũng uể oải và mệt mỏi kinh khủng, bởi, bạn chẳng ngủ đủ trong lần đầu tiên rèn luyện thói quen này.

Hãy chắc chắn rằng bạn đặt báo thức vào thời điểm sau thời điểm bạn muốn thức dậy. Tôi đặt báo thức sau 8.5 tiếng, sau giờ đi ngủ và tôi thức dậy trước khi nó bắt đầu điểm những âm thanh ồn ào đáng ghét.

(ảnh: Unsplash)

CHỌN ĐỒNG HỒ BÁO THỨC

Nếu bạn không có kinh nghiệm chọn đồng hồ báo thức thì nên tìm hiểu nhé. Tuỳ người tuỳ báo thức, có thể bạn hợp với cái này, và có thể bạn không phù hợp với cái nọ. Không biết thì hỏi Google, để tìm hiểu về chúng. Có những loại báo thức thông minh, chỉ tắt khi bạn rời khỏi giường, hay những app điện thoại báo thức khi có người gọi. Còn nếu bạn không muốn hỏi Google, tôi có một vài đề xuất dành cho bạn đây.

Một báo thức kiểu bật đèn: Tôi dùng báo thức kiểu này này. Nó sẽ đánh thức bạn dậy bằng cách bật đèn lên trước khi nó báo thức bạn với đống âm thanh lộn xộn đáng ghét. Nó bắt đầu bật lên 30 phút trước thời điểm bạn đặt báo thức và ngày càng sáng hơn. Kiểu này rất phù hợp với những con “chim sớm” chính hiệu bởi buổi sáng sớm thường trời còn tối. Tôi đặt báo thức lúc 5giờ30 sáng, nghĩa là nó sẽ bắt đầu sáng lên lúc 5giờ sáng. Tôi không bao giờ bị đánh thức bởi cái âm thanh quái quỷ kia đâu; tôi luôn thức dậy nhờ thứ ánh sáng êm đềm ấy. Nó sẽ không dễ dàng để tạo ra thói quen này, nhưng từ khi tôi bắt đầu ngủ đủ, ánh sáng là quá đủ rồi – tôi không để cái âm thanh chói tai ấy đánh thức tôi nữa.

TRÁNH XA ĐIỆN THOẠI RA

Nếu bạn muốn có cơ hội làm những công việc năng suất cao vào buổi sáng, thì bạn không thể ngủ khi cứ kè kè cái điện thoại bên mình được. Rất khó để dậy sớm trước những người khác. Đừng để chúng làm khó bạn chỉ đơn giản bằng việc khiến bạn tiếp xúc những chất kích kích gây nghiện cực mạnh này khi bạn đang ở trên giường.

(ảnh: Unsplash)

MỘT KHÔNG GIAN NHẠT NHẼO

Hãy để cho khu vực xung quanh giường ngủ của bạn nhạt nhẽo nhất có thể. Đừng để một chút thứ gì đó thú vị vương vấn trước khi bạn đặt mình vào giấc ngủ hoặc ngay khi bạn vừa thức dậy. Thủ phạm quen thuộc nhất của ta là cái điện thoại. Đúng vậy, và nếu còn thứ gì đó mà bạn thích dùng trên giường như một cái tablet, hãy bỏ nó ra ngay. Có hai mục tiêu ta sẽ đạt được khi làm việc này: Thứ nhất, nó cải thiện giấc ngủ. Thứ hai, nó giúp chúng ta rời xa được cái giường yêu dấu kia.

Trước khi tôi đặt điện thoại của mình ra một căn phòng khác, tôi đã thường xuyên check nó trên giường. Tôi sẽ nhắn tin với bạn. Tôi sẽ check mọi mạng xã hội mà tôi có. Tôi sẽ xem Youtube để ngủ. Tôi đã từng nghĩ nó là một thói quen tốt bởi tôi cứ thế mà đi vào giấc ngủ cùng những chương trình mà video giải trí mà tôi thích.

Miễn là điện thoại nằm trong tầm tay bạn, sẽ có một thế lực cám dỗ vô hình mạnh mẽ khiến bạn phải dùng nó. Tôi không biết với bạn thì thế nào nhưng tôi đã từng nằm trên giường hàng tiếng đồng hồ với chiếc điện thoại cầm trên tay.

Tôi không điều khiển được bản thân, không còn cách nào khác, tôi điều chỉnh khu vực xung quanh mình.

Một ý kiến đơn giản mà lại không đơn giản. Nó như kiểu bạn cho đi đứa con yêu dấu của mình. Nhưng sự ngăn cản ấy là tốt, là rất tốt. Như bạn cai nghiện ấy. Chọn một căn phòng có thể cắm sạc điện thoại của bạn. Có thể là phòng khách, nhà bếp, hoặc như tôi thì là phòng học. Rời xa dế yêu và vào buổi sáng, check nó sau khi rời khỏi giường, chứ không phải trước khi.

(ảnh: Unsplash)

DÙNG MELATONIN NHƯ MỘT PHƯƠNG ÁN HỖ TRỢ

Tôi để phương án gây tranh cãi nhất sau cùng. Nếu bạn không muốn dùng bất kỳ chất thuốc nào, bạn có thể bỏ qua phương án này. Melatonin là một hormone tự nhiên điều chỉnh được chu kỳ ngủ-thức. Cơ thể bạn sản xuất ra nó để khiến bạn đi vào giấc ngủ, nhưng bạn có thể dùng thuốc.

Bạn có thể mua nó ở Mỹ mà không cần đơn thuốc. Từ khi melatonin được tìm thấy trong một số thức ăn, Đạo luật Y tế và Giáo dục về chế phẩm bổ sung dinh dưỡng Hoa Kỳ cho phép nó được bán như một loại chế phẩm bổ sung dinh dưỡng.

Mặc dù melatonin không được xem là một chất gây nghiện, hãy cẩn thận khi dùng. Không có bằng chứng nào cho thấy melatonin có những ảnh hưởng nguy hiểm, nhưng bạn nên dùng nó ít thôi. Một nghiên cứu trong năm 2001 tìm ra rằng liều lượng phù hợp là 0.3 mg. Lượng thấp nhất của một liều melatonin tôi tìm được là 1 mg. Nếu bạn tìm được liều 0.3 mg, thì tốt cho bạn thôi. Tôi dùng liều 1 mg và cắt đôi nó (0.5 mg). Bạn biết đấy, nó không hẳn là 0.3 mg, nhưng nó phù hợp với tôi. Tôi đã thử những liều lượng khác nhau, bao gồm những liều đến 10mg, và không liều nào phù hợp hơn một liều nhỏ như trên.

ĐIỀU CHỈNH GIỜ GIẤC NGỦ

Nếu bạn không thể nhất quán được thời điểm bạn ngủ, tức là hôm nay bạn ngủ lúc này, mai bạn ngủ lúc nọ, thì đến melatonin sẽ chẳng cứu nổi bạn đâu. Vì thế, hãy tập đi ngủ đúng giờ như một thói quen. Điều này thì chỉ bạn mới làm được, nhưng hãy cố gắng.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: