Bắc Hàn lại thử hỏa tiễn bất chấp dịch COVID-19 bùng phát

Bất chấp nạn đói và đại dịch Covid-19, Bắc Hàn vẫn tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn tầm xa. Người dân Nam Hàn lo ngại theo dõi một vụ phóng thử hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Bắc Hàn ngày 4 tháng Năm vừa qua. Bắc Hàn đã thực hiện 16 vụ thử hỏa tiễn trong năm nay. Ảnh Chung Sung-Jun/Getty Images.

Bắc Hàn đã bắn ba hỏa tiễn đạn đạo ra vùng biển phía Đông vào chiều tối hôm nay thứ Năm ngày 12 tháng Năm trong cuộc thử nghiệm vũ khí mới nhất, ngay cả khi lần đầu tiên Pyongyang báo cáo có sự bùng phát COVID-19 ở đất nước bị cô lập này.

Hãng tin Reuters dẫn lời các cơ quan an ninh Nam Hàn và Nhật Bản cho biết Bắc Hàn đã bắn ba tên lửa đạn đạo (ballistic missiles) ra phía biển vào lúc 18:30 (09:30 GMT) giờ địa phương từ khu vực Sunan của thủ đô Pyongyang (Bình Nhưỡng), nơi có sân bay quốc tế và cũng là nơi đã bắn thử hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) lớn nhất của Bắc Hàn, Hwasong-17, ngày 24 tháng Ba vừa qua.

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Nam Hàn (JCS) và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết các hỏa tiễn đã bay được khoảng 350-360 km (224 dặm), đạt độ cao 90-100 km, vận tốc tối đa Mach 5 và rơi xuống bên ngoài vùng lãnh hải Nhật Bản.

Đây là cuộc thử nghiệm vũ khí lần thứ 16 của Bắc Hàn trong năm nay, diễn ra vài giờ sau khi Bình Nhưỡng báo cáo đợt bùng phát đầu tiên của dịch COVID-19, thông báo “tình trạng khẩn cấp quốc gia nghiêm trọng nhất” và ra lệnh phong tỏa toàn quốc. 

Vụ thử hỏa tiễn cũng diễn ra chỉ hai ngày sau khi tân Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk-yeol tuyên thệ nhậm chức tại Seoul. Ông Yoon là người có quan điểm cứng rắn, chống lại chương trình phát triển vũ khí của Bắc Hàn. 

Các vụ phóng mới nhất gây lo ngại rằng Bắc Hàn sắp nối lại hoạt động thử bom hạt nhân bị đình chỉ từ năm 2017. Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc dự báo chuyện này có thể xảy ra sớm nhất là trong tháng Năm. 

Đại sứ, Trưởng phái bộ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc – và hiện là chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an – bà Linda Thomas-Greenfield (áo vàng) đã triệu tập phiên họp khẩn cấp bất thường của Hội đồng để thảo luân vụ thử hỏa tiễn của Bắc Hàn và thúc đẩy siết chặt thêm nữa các biện pháp cấm vận của Liên Hiệp Quốc đối với Pyongyang. Ảnh Spencer Platt/Getty Images)

“Một loạt vụ phóng tên lửa khi cuộc xâm lược Ukraine đang diễn ra là không thể chấp nhận được”, ông Kishi nói với báo chí, đồng thời cho biết Tokyo đã đệ đơn phản đối Bắc Hàn thông qua đại sứ quán của họ ở Bắc Kinh.

Văn phòng an ninh quốc gia của tân Tổng thống Yoon cho biết họ “lấy làm tiếc về hành vi lá mặt lá trái” của Bắc Hàn, thử vũ khí và phớt lờ nỗi đau khổ của người dân trong bối cảnh bùng phát COVID. Nhưng Nam Hàn cho biết họ sẽ không gắn việc viện trợ nhân đạo với những sự khác biệt chính trị và sẽ chuẩn bị hỗ trợ nhân đạo cho Bình Nhưỡng, bao gồm thuốc điều trị COVID, ống tiêm và các vật tư y tế khác. Một số nhà phân tích cho rằng viện trợ như vậy có thể tạo ra cơ hội để khởi động lại quan hệ ngoại giao đang bị bế tắc giữa hai miền Triều Tiên.

Về phía Mỹ, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan và người đồng cấp Nam Hàn Kim Sung-han đã nói chuyện qua điện thoại và lên án vụ phóng hỏa tiễn mới nhất là vi phạm các lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc. Quân đội Hoa Kỳ cho biết các hỏa tiễn này không gây ra mối đe dọa ngay lập tức đối với Mỹ hoặc các đồng minh của Mỹ.  Đại sứ, Trưởng phái bộ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc – và hiện là chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an – bà Linda Thomas-Greenfield đã triệu tập phiên họp khẩn cấp bất thường của Hội đồng để thảo luân vụ thử hỏa tiễn của Bắc Hàn và thúc đẩy siết chặt thêm nữa các biện pháp cấm vận của Liên Hiệp Quốc đối với Pyongyang.

Tổng thống Joe Biden đang chủ trì một hội nghị thượng đỉnh toàn cầu tại Washington về hợp tác ứng phó với đại dịch COVID, ở đó ông Biden cam kết chia sẻ với các nước công nghệ bào chế vaccine thông qua Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Nhưng người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết Mỹ hiện không có kế hoạch chia sẻ vaccine với Bắc Hàn và Bình Nhưỡng đã nhiều lần từ chối nguồn vaccine tài trợ từ dự án chia sẻ vắc xin toàn cầu COVAX. 

Mặc dù Washington vẫn tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực quốc tế cung cấp viện trợ nhân đạo cho những người Bắc Hàn dễ bị tổn thương nhất, nhưng Hoa Kỳ rất thất vọng khi chính phủ Bắc Hàn vẫn “tiếp tục lợi dụng công dân và chuyển hướng nguồn lực việc trợ cho dân sang xây dựng vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo bất hợp pháp”.

Phó phát ngôn viên Liên Hợp Quốc Farhan Haq nói họ đang “theo dõi một cách đáng lo ngại” các báo cáo về sự bùng phát COVID-19 ở Bắc Hàn. Liên Hiệp Quốc sẵn sàng trợ giúp Bắc Hàn chống dịch, mặc dù vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin chính thức nào về đợt bùng phát. Ông Haq nói ngay cả trước khi xảy ra đại dịch toàn cầu, Bắc Hàn đã có gần 11 triệu người cần được hỗ trợ nhân đạo thường xuyên.

Đọc thêm:

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Khúc nhạc buồn trong ký ức
            Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: