Phát hiện số vụ nhận hối lộ tăng hơn 300%, nhưng vẫn có ‘vùng cấm’

Phiên tòa “Chuyến bay giải cứu” với hơn 54 bị cáo vốn là quan chức, cán bộ của bốn Bộ, hai tỉnh, năm cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam cùng nhiều lãnh đạo doanh nghiệp – Ảnh VietnamNet

Công bố số vụ nhận hối lộ được phát giác tăng 312.5%, bà Mai Thị Phương Hoa, phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng “công cuộc chống tham nhũng ngày càng quyết liệt, thể hiện quyết tâm cao của đảng và nhà nước là không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Có thật là như vậy?

Theo Dân Trí, sáng 6 Tháng Chín 2023, tại phiên họp toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Tư pháp, nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp cho biết, số tội phạm tham nhũng, chức vụ tăng 71.46%, số đối tượng tăng 116.17%, còn số vụ nhận hối lộ phát giác tăng 312,5%.

Nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp cũng cho rằng để xảy ra nhiều vụ tham nhũng cho thấy công tác quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực vẫn còn hạn chế – chứ không phải do bản chất giống nhau thì sao mà quản lý cho nổi?

Sai phạm trong các vụ án hầu hết là do cán bộ có thẩm quyền trong cơ quan quản lý nhà nước đã lợi dụng lỗ hổng của pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm, trục lợi.

Điển hình là vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ” xảy ra tại Cục Đăng kiểm (Bộ Giao thông Vận tải) và các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đến Tháng Năm 2023, các cơ quan đã khởi tố 68 vụ án, khám xét 103 trung tâm đăng kiểm, bốn chi cục đăng kiểm; khởi tố 600 lãnh đạo, đăng kiểm viên với nhiều tội danh khác nhau.

Cựu đại sứ Malaysia Trần Việt Thái ra tòa “Chuyến bay giải cứu” vì đã lợi dụng chức vụ, tổ chức tám chuyến bay giải cứu cho gần 1,900 ngư dân Việt Nam bị Malaysia bắt giam vì đánh cá vi phạm lãnh hải, với giá “trên trời”, thu lợi hơn 11 tỷ đồng – Ảnh: Tuổi Trẻ

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp cho biết có hàng ngàn đơn tố cáo, khiếu nại của người dân liên quan tới việc liên kết bất minh giữa một số ngân hàng và các công ty bảo hiểm để mời gọi khách hàng chuyển từ tiền gửi tiết kiệm sang mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm đầu tư.

Còn theo báo cáo của chính phủ cộng sản Việt Nam gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong kỳ báo cáo (từ 1 Tháng Mười 2022 đến ngày 31 Tháng Bảy 2023), các cơ quan đã phát giác 4,946 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, 679 vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ.

Điển hình là các vụ án liên quan Trịnh Văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC; vụ án Đỗ Anh Dũng, chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Tân Hoàng Minh; vụ án công ty Việt Á; vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; vụ án công ty AIC.

Cũng theo báo cáo này, số người đứng đầu bị xử lý vì để xảy ra tham nhũng tăng hơn 105% so với năm 2022. Trong đó, 11 người đứng đầu và cấp phó đã bị xử lý hình sự, 28 người bị kỷ luật với hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Những người dân phải bỏ tiền mua vé bay về Việt Nam với giá cắt cổ trong thời gian đại dịch COVID-19 không được nhắc đến trong phiên tòa “Chuyến bay giải cứu” với tư cách nạn nhân và người bị hại – Ảnh VietnamNet

Bên cạnh đó, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn được thực hiện nghiêm túc (?), với số liệu vào cuối năm 2022 có 60,458 người kê khai tài sản, thu nhập lần đầu; hơn 545,000 người kê khai tài sản, thu nhập hằng năm; hơn 44,000 người kê khai bổ sung; hơn 161,000 người kê khai tài sản thu nhập phục vụ công tác cán bộ; hơn 655,000 người công khai bản kê khai tài sản thu nhập.

Trong số đó, các cơ quan đã xử lý 54 người (chỉ có 54 người?) do không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm, bằng cách xóa tên khỏi danh sách ứng cử; kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, cách chức…

Cũng trong năm 2023, có 23 trường hợp nộp lại quà tặng cho đơn vị, với số tiền 93 triệu đồng, trong đó có 19 cán bộ thuộc ngân hàng nhà nước, một cán bộ ở Sài Gòn và ba cán bộ ở Đà Nẵng – rõ là làm cho có chứ đâu chỉ nhiêu đó?

Trước đó, trong phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Ban chỉ đạo) diễn ra sáng 16 Tháng Tám dưới sự chủ trì của trưởng Ban chỉ đạo Nguyễn Phú Trọng, đã công bố từ đầu nhiệm kỳ đại hội 13 đến nay, án tham nhũng tăng hơn hai lần!

Hậu quả là có 31 cán bộ Trung ương quản lý bị xử lý hình sự, trong đó có hai bộ trưởng, cựu bộ trưởng; bốn bí thư, cựu bí thư Tỉnh ủy; năm thứ trưởng, cựu thứ trưởng; bảy chủ tịch, cựu chủ tịch UBND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; hai trợ lý phó thủ tướng và chín sĩ quan cấp tướng của lực lượng vũ trang. Ngoài ra, còn cách chức 15 cán bộ Trung ương quản lý khác.

Cựu bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Chu Ngọc Anh nói “Tớ cảm ơn” khi nhận $200,000 hối lộ của Phan Quốc Việt, tổng giám đốc Việt Á (bên phải hình), nhưng điều khôi hài là ông ta không bị tòa kết tội “nhận hối lộ” – Ảnh: VietnamNet

Dẫn chứng vụ án điển hình, Ban chỉ đạo nhắc đến những vụ tham nhũng, tiêu cực lớn, như vụ án “chuyến bay giải cứu” xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao); vụ FLC; Tân Hoàng Minh; Vạn Thịnh Phát; AIC; các vụ án liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, tài sản nhà nước xảy ra tại Bình Thuận; vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và một số Trung tâm đăng kiểm….

Rốt lại, điều này mới quan trọng: Trong sáu tháng đầu năm 2023, các cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được gần 2,100 tỷ đồng trong các vụ án.

Còn tính từ đầu nhiệm kỳ đại hội 13 đến nay đã thu hồi được trên 53,000 tỷ đồng (tăng gấp 2.5 lần so với cả nhiệm kỳ đại hội 12), trong đó có nhiều tài sản tẩu tán ra nước ngoài như vụ án Phan Sào Nam, thu được gần $2.7 triệu và SGD 127,000.

Tóm lại, chống tham nhũng của đảng cộng sản là kiểu “tạo điều kiện để cán bộ ăn hối lộ”, “tạo điều kiện để các công ty, tập đoàn phình to”, sau đó tìm cách “đánh” để tịch thu tài sản!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: