Tính vẩn vơ của tỷ phú Jeff Bezos

Jeff Bezos, người sáng lập kiêm CEO Amazon. (Hình: Zhang Yong/Visual China Group/Getty Images)

Jeff Bezos không sắp xếp lịch trình hoặc đặt ra các mốc thời gian cho các cuộc họp, vì tin vào tâm trí vẩn vơ, lộn xộn của mình.

Thay vào đó, nhà sáng lập của Amazon và Blue Origin, 60 tuổi – hiện là người giàu thứ hai trên thế giới, cho nhóm của ông “nhiều thời gian để tư duy sáng tạo,” như lời ông nói với “Lex Fridman Podcast.” theo Forbes.

Trong tập podcast đầu tiên phát hành Tháng Mười Hai năm 2023, Bezos nói: “Tôi chẳng tuân theo bất cứ lịch trình nghiêm ngặt nào. Các cuộc họp thường kéo dài hơn tôi dự định, bởi vì tôi tin vào việc tâm trí vẩn vơ của mình.”

Ví dụ như Bezos dành thời gian trong các cuộc họp để mọi người trao đổi ý tưởng với nhau, bất kể nhỏ hay tự phát – một quá trình mà ông gọi là “cuộc họp lộn xộn.” Ông cũng cho biết rằng những buổi họp đó thường không có thời gian kết thúc nhất định.

“Khi ngồi vào một cuộc họp, tôi không biết cuộc họp này sẽ kéo dài bao lâu nếu chúng tôi đang cố gắng giải quyết một vấn đề,” Bezos nói. “Thực tế là chúng tôi có thể phải nói quanh nói quẩn, nói vớ vẩn, lang thang trong một thời gian dài… Tôi nghĩ chắc chắn không có gì vui hơn việc ngồi trước bảng trắng với một nhóm những người thông minh và trao đổi, nảy ra những ý tưởng mới cũng như phản đối những ý tưởng đó, rồi giải quyết những ý kiến phản đối và quay đi quay lại.”

Ông nói thêm rằng “rất nhiều người cảm thấy việc suy nghĩ vẩn vơ là không hiệu quả,” nhưng các nghiên cứu cho thấy một tâm trí khác biệt có thể nâng cao năng suất, khả năng sáng tạo và hạnh phúc của một người.

Tâm trí vẩn vơ và phương pháp chặn thời gian

Một số chuyên gia về năng suất tin tưởng vào phương pháp chặn thời gian, bao gồm việc dành ra một khoảng thời gian cụ thể trên lịch cho mọi công việc bạn cần hoàn thành mỗi ngày – thậm chí đôi khi bao gồm cả giờ nghỉ ăn và trò chuyện cà phê cà pháo.

Tuy nhiên, chiến lược này sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng và kiệt sức, theo giáo sư tâm lý học Laurie Santos của Yale University. Trong khi đó, nghiên cứu năm 2016 với hơn 200 sinh viên đại học cho thấy khả năng sáng tạo của họ được cải thiện đáng kể khi cho phép tâm trí vẩn vơ.

Nếu bạn là kiểu người lúc nào cũng ngập đầu với một lịch trình dày đặc, việc dành thời gian để đầu óc vẩn vơ sẽ giúp bạn nảy ra những ý tưởng mà bạn có lẽ chưa từng nghĩ đến trong một lịch trình có cấu trúc chặt chẽ hơn – miễn là bạn thực hiện nó một cách hiệu quả thay vì chỉ đơn giản là khoanh vùng, nhà tâm lý học Jill Suttie viết cho tạp chí “Greater Good” của University of California Berkeley vào năm 2018.

Suttie viết, khi một vấn đề nảy sinh ở nơi làm việc hoặc ở trường, hãy dành chút thời gian khỏi những sự phân tâm, như điện thoại hoặc một chuỗi email chưa đọc, và cố gắng đưa ra một loạt các giải pháp, cả lớn lẫn nhỏ, sau đó giao cho các đồng nghiệp của bạn hoàn thiện mọi thứ.

Nghe có vẻ phản trực giác, nhưng việc tạm dừng công việc thường ngày để đầu óc vẩn vơ đôi khi là một cách hiệu quả nhất để giải quyết những vấn đề khiến bạn cảm thấy bế tắc. Trong những hoàn cảnh thích hợp, tâm trí vẩn vơ mang lại lợi ích cho chúng ta và cả những người xung quanh. Cái chính là biết được khi nào nên để tâm trí bạn được tự do.”

Cách tiếp cận của Bezos đối với việc suy nghĩ vẩn vơ

Bezos để tâm trí mình vẩn vơ để xem xét những ưu và nhược điểm trong ý tưởng của riêng mình. Sau khi những suy nghĩ đó vượt qua “mức xem xét kỹ lưỡng đầu tiên” của chính ông ấy, Bezos sẽ trình bày những ý tưởng này cho những người khác để nhóm động não hiệu quả nhằm giúp sáng kiến hình thành.

Đối với Bezos, “trực giác” ban đầu đó là điểm xuất phát dẫn đến việc khám phá nhiều hơn với người khác. Ông nói, kết quả có thể vừa “thú vị” vừa hiệu quả khi bạn làm việc cùng nhau để đưa ra một giải pháp sáng tạo tiềm năng và tìm ra cách biến nó thành hiện thực.

“Tôi thường nói, ‘nghe tôi nè, bạn sẽ rất dễ gặp phải sự phản đối đối với ý tưởng này, nhưng hãy làm việc với tôi…’” Bezos nói. “Bởi vì rất dễ để loại bỏ những ý tưởng mới ngay từ đầu. Vì vậy, bạn cần cảnh báo trước cho mọi người và cho biết, ‘Tôi biết sẽ mất rất nhiều công sức để biến suy nghĩ này thành một sáng kiến hoàn chỉnh. Hãy bắt đầu với điều đó. Sẽ rất thú vị đấy.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Matcha
Trong những năm gần đây, một loại trà xanh đặc biệt, được gọi là matcha trở nên phổ biến, một phần vì loại trà rất có lợi cho sức khỏe.…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: