Vì sao máy bay tối thui khi cất cánh, hạ cánh?

(minh họa: Killian Pham/Unsplash)

Những người thường xuyên đi máy bay đều biết, khi đèn tắt, là tín hiệu chắc chắn rằng máy bay đang sẵn sàng khởi hành hoặc hạ cánh.

Đây quả là khoảnh khắc hồi hộp hoặc nhẹ nhõm khi biết được rằng bạn chuẩn bị “lên trời” hay sắp được chạm chân tới điểm đến. Tuy nhiên, bất cứ nơi nào bạn đến, dù chuyến đi có dài hay ngắn, việc tắt đèn, đặt điện thoại “airplane mode” hoặc cài dây an toàn, không chỉ giúp bạn chợp mắt, mà còn là quy định khi di chuyển bằng đường hàng không.

Riêng quy định tắt hoặc giảm độ sáng của đèn trong khoang hành khách, lại là một trong những sự thật thú vị về máy bay có thể khiến nhiều người ngạc nhiên. Theo Reader’s Digest.

Như mọi cách để giảm bất trắc ngoài ý muốn xảy ra, việc giảm độ sáng đèn trong cabin khi cất và hạ cánh chỉ là một biện pháp phòng ngừa tai nạn. Việc này áp dụng cho những tình huống xấu nhất chẳng ai muốn nghĩ đến khi đang bay. 

Dan Bubb, là một bác sĩ và cựu phi công hàng không, phó giáo sư hiện tại tại University of Nevada, Las Vegas, đồng thời là chuyên gia về lịch sử hàng không thương mại và sân bay, cho biết lý do tắt đèn là để mắt hành khách quen với ánh sáng bên ngoài, phòng hờ khi máy bay gặp sự cố và mọi người phải thoát ra khỏi phương tiện này trong lúc trời đêm.

Bubb cho biết thêm, thường phải mất từ 5 đến 10 phút để mắt của một người thích nghi với bóng tối, nếu họ ở trong điều kiện có ánh sáng mạnh. Vì vậy, nếu du khách và phi hành đoàn phải hành động nhanh trong trường hợp khẩn cấp, mắt họ sẽ có thời gian để làm quen với ánh sáng tối và tầm nhìn trong khoang bị giảm đi. Khi đèn trong cabin tắt, hành khách cũng dễ dàng nhìn thấy đèn thoát hiểm hơn, kể cả hệ thống đèn chạy dọc theo lối đi.

(minh họa: Josue Isai Ramos Figueroa/Unsplash)

Vì sao thời điểm mà máy bay cất cánh và hạ cánh lại đặc biệt nguy hiểm?

Việc giảm độ sáng đèn được thực hiện để bảo đảm an toàn cho du khách và phi hành đoàn, nhưng tại sao chỉ khi cất cánh và hạ cánh? Nhà sản xuất máy bay Boeing đã biên soạn nhật ký hàng năm về các trục trặc và trường hợp tử vong của hãng hàng không thương mại, đồng thời theo dõi giai đoạn chuyến bay nơi những tai nạn này xảy ra.

Nhìn chung, cất cánh và hạ cánh là hai thời điểm nguy hiểm nhất trong hành trình của một chuyến bay. Trên thực tế, 21% số vụ tai nạn chết người xảy ra khi cất cánh và tăng độ cao lần đầu, và 46% tổng số vụ tai nạn thảm khốc xảy ra trong quá trình hạ cánh và đáp máy bay.

Bubb cho biết, quá trình cất cánh và hạ cánh là những giai đoạn quan trọng nhất của chuyến bay vì có rất nhiều điều xảy ra với phi công, như giám sát hệ thống máy bay, quét môi trường sân bay để tìm các máy bay khác và các chướng ngại vật, trong khi lắng nghe hướng dẫn kiểm soát không lưu và chuẩn bị trong trường hợp phải hủy bỏ việc cất cánh hoặc từ chối hạ cánh.

Ngoài ra, trong hai giai đoạn này, nếu cánh tà và bộ phận hạ cánh không hoạt động, máy bay phải giảm tốc, mà nếu bay với tốc độ quá chậm sẽ bị mất lực nâng và sẽ bị… “chết máy,” rất dễ gây tai nạn. Tuy nhiên, theo Hiệp hội vận tải hàng không (Air Transport Association) tai nạn gây tử vong khi di chuyển bằng đường hàng không rất hiếm xảy ra.

Trở lại viêc tắt đèn khi cất cánh hoặc hạ cánh, nếu là ban đêm, trời tối hoặc di chuyển từ ban ngày sang ban đêm, hành khách được phép yêu cầu phi hành đoàn giảm ánh sáng. Họ sẽ bật đèn lên và tiếp tục để đó sau khi cất cánh, đủ lâu để hành khách ổn định chỗ ngồi, cảm thấy thoải mái, ăn một bữa, gọi đồ uống và tìm phim để xem trong suốt chuyến bay. Sau đó, đèn sẽ lại tắt. Việc giảm độ sáng của đèn cũng giúp tiết kiệm năng lượng và để hành khách khác có nhu cầu ngủ trên máy bay có cảm giác thoải mái.

Bubb nói rằng giao thức cho các quyết định chiếu sáng khác liên quan đến sự an toàn và hiệu quả. Bên ngoài máy bay, các phi công sẽ bật đèn khi cất cánh và hạ cánh để những máy bay khác nhìn thấy. Sau đó, hầu hết các đèn bên ngoài đều tắt. Sau khi máy bay hạ cánh, họ sẽ tắt đèn hiệu hạ cánh để không làm chói mắt các phi công khác, bởi vì loại đèn này có công suất rất mạnh.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: