Sống thật với chính mình

Sống thật chính mình. (minh họa: Mart Production/Pexels)
Mindfulness
Mindfulness
Sống thật với chính mình
Loading
/

Sâu thẳm bên trong mỗi người ẩn chứa một sự thật: một thực tế mà nhiều người thường bỏ qua và trốn tránh, nhằm mục đích khiến bản thân cảm thấy tốt hơn.

Chúng ta biết mình cần phải làm gì, nhưng lại ngần ngại việc đối mặt với những điểm yếu của bản thân, trốn tránh trách nhiệm hoặc từ bỏ việc theo đuổi một dự án mang tính thử thách do sợ thất bại.

Có rất nhiều lý do khiến bạn không muốn thành thật với chính mình, tuy nhiên, hãy cố gắng nhận ra rằng sự dễ dàng trong việc tự lừa dối bản thân sẽ mang lại nhiều vấn đề nguy hiểm.

Cần can đảm để tự nhìn nhận bản thân một cách trung thực, chấp nhận sự thật đối với những suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình.

Đừng bị khuất phục bởi sự tự lừa dối và ảo tưởng của chính mình, thông qua các việc:

-Né tránh cuộc trò chuyện về vấn đề hiện tại

-Nghi ngờ về độ tin cậy của thông tin được trình bày

-Cố gắng trốn tránh thực tế và bảo vệ quan điểm đã có của bạn về thế giới

Do đó, hãy xem xét các khía cạnh khác của cuộc sống mà nhiều người không trung thực với chính mình.

Hãy tưởng tượng một tình huống, bạn đang tham gia vào một buổi tập thể dục nghiêm ngặt và cần thực hiện 50 lần hít đất. Có vẻ đã đến lúc cơ bắp của bạn trở nên mệt mỏi và cảm thấy hoàn toàn kiệt sức. Với mỗi lần hít đất càng cảm thấy nặng nề hơn. Bạn thuyết phục bản thân rằng mình chỉ có thể làm thêm vài lần nữa trước khi quá đuối sức.

Nhưng câu hỏi đặt ra là, những lần chống đẩy cuối cùng đó có đúng là giới hạn thực sự của bạn, hay bạn đã bỏ cuộc về mặt tinh thần? Tâm trí bạn đã coi những lần chống đẩy cuối cùng này là một hành động cực kỳ thách thức, khiến bạn phải bỏ cuộc. Mặc dù lắng nghe cơ thể của bạn và không ép bản thân đến mức bị thương hoặc căng thẳng quá mức cũng là một điều quan trọng.

Nhận thức được vai trò mạnh mẽ của tâm trí trong việc vượt qua giới hạn thể chất là vô cùng cần thiết. Xác định những thời điểm mà bạn đã vượt qua giới hạn của mình dù chỉ một chút trước khi bạn bỏ cuộc.

Đây là những lời nhắc nhở quan trọng rằng bạn có thể đạt được nhiều hơn những gì mà mình nghĩ. Bằng cách thúc đẩy bản thân tiến xa hơn một chút, bạn mở ra những cánh cửa để giải phóng tiềm năng thực sự của mình.

Phân bổ thời gian cho một nhiệm vụ
Nhiều người thường giao cho mình một nhiệm vụ cụ thể, ví dụ như dành hai tiếng để dọn dẹp nhà cửa, hay năm tiếng để viết một bản báo cáo. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng mình đã lãng phí thời gian quá nhiều như thế nào.

Một trong những bước đầu tiên để lập kế hoạch hiệu quả là thiết lập một thói quen. (minh họa: Dylan Ferreira/Unsplash)

Nhiều người trở nên mất tập trung khi lãng phí thời gian, trì hoãn, lười biếng hoặc lo ăn uống lặt vặt. Hãy tự kiểm soát thời gian cho một hoạt động cụ thể để làm sáng tỏ thực tế về năng suất của mình. Điều này khuyến khích bạn không tập trung vào số giờ mà bạn định dành để thực hiện một nhiệm vụ (số lượng) mà là bạn dành bao nhiêu thời gian để thực hiện nhiệm vụ (chất lượng).

Hãy lấy ví dụ này: Tưởng tượng rằng bạn dành sáu tiếng để viết một bài blog, trong đó: Hai tiếng để viết và bốn tiếng cho những việc xao nhãng khác như tán dóc, ăn vặt. Tuy nhiên, nếu bạn tập trung vào công việc, bạn chỉ mất hai tiếng để viết blog xong, thay vì sáu tiếng.

Khi làm như vậy, bạn sẽ có bốn tiếng còn lại để làm những việc khác có ích hơn, chẳng hạn như chăm sóc bản thân, dành thời gian cho gia đình hoặc học các kỹ năng mới.

Điều quan trọng là bạn nên thừa nhận rằng việc đánh lừa bản thân bằng quan niệm rằng dành một lượng thời gian đáng kể cho một nhiệm vụ tương đương với năng suất là sai lầm. Sử dụng tối đa thời gian mà bạn có để tập trung thực hiện nhiệm vụ với năng suất cao.

Xác định những điểm yếu của mình:
Hãy tưởng tượng bạn đang ở trên một chiếc thuyền mà bạn không có khả năng thay đổi hướng đi của nó để sang bờ bên kia. Nếu bạn không thể quản lý vấn đề, bạn sẽ chỉ làm tổn thương chính mình.

Đây là khái niệm tương tự như khi chúng ta nhìn vào các kỹ năng và khả năng của bản thân. Hãy bỏ qua những điểm yếu của mình trong sự phạm trù tự tin, kỹ năng giao tiếp trong xã hội hay tính cách. Chỉ nên xác định những yếu tố nào là chưa phù hợp và định hình lại bản thân trước khi chúng trở nên bất lợi cho sự phát triển và thành công chung của mình sau này.

Sự trung thực với chính mình là chìa khóa để mở ra những cơ hội mở rộng sự phát triển cá nhân, đạt được những trải nghiệm mới và khai thác mọi khả năng của chúng ta để phát huy hết tiềm năng của mình.

Tự đối thoại là cách hiệu quả để xem bạn là ai của hiện tại, đồng thời suy ngẫm, điều chỉnh và thay đổi để trở thành con người mà mình mong muốn được trở thành.

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: