Đừng nên bỏ qua ‘sức mạnh’ của củ gừng

(ảnh: Kin Shing Lai/Unsplash)

Gừng có tên khoa học là Zingiber, là một loài thực vật có hoa, có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Gừng thuộc họ Zingiberaceae, giống như nghệ và bạch đậu khấu.

Rễ cây gừng là nơi những điều kỳ diệu xảy ra. Nó chứa đựng các hợp chất hoạt tính sinh học mang lại cho gừng mùi thơm, hương vị đặc biệt và quan trọng nhất là những lợi ích sức khỏe vô cùng ấn tượng.

Một trong những lợi ích nổi bật của gừng là đặc tính chống viêm hiệu quả. Viêm mãn tính liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim, tiểu đường và một số loại ung thư. Gừng có chứa các hợp chất như gingerols và shogaols, được chứng minh là có tác dụng giảm viêm trong cơ thể.

Kết hợp gừng vào kế hoạch ăn uống sẽ giúp chống viêm và làm giảm nguy cơ phát triển các tình trạng mãn tính khác.

Một lĩnh vực khác mà gừng tỏa sáng là sức khỏe tiêu hóa. Trong nhiều thế kỷ, gừng đã được sử dụng như một phương thuốc chữa nhiều bệnh về đường tiêu hóa, chẳng hạn như khó tiêu, buồn nôn và đầy hơi. Nhiều nghiên cứu cho thấy gừng có khả năng kích thích sản xuất các enzym tiêu hóa, tăng tốc độ di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa và thậm chí làm dịu các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome hay IBS).

Vì vậy, khi bạn cảm thấy hơi buồn nôn hoặc khó chịu do ăn quá nhiều, hãy lấy một ít gừng để làm dịu dạ dày của mình.

Nhưng chưa hết. Gừng cũng đã chứng minh được tiềm năng của chúng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể và gừng cũng góp một tay. Chúng chứa chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do, là những phân tử không ổn định có thể làm hỏng tế bào và góp phần gây ra các bệnh khác nhau.

Kết hợp gừng vào khẩu phần ăn uống của mình để tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện cơ chế phòng vệ của cơ thể.

Hơn nữa, gừng cũng cho thấy nhiều lợi ích trong việc kiểm soát cơn đau và giảm đau nhức cơ bắp. Các vận động viên và những người đam mê tập thể dục hãy lưu ý nhé: Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tiêu thụ gừng trước hoặc sau khi hoạt động thể chất cường độ cao có thể làm giảm đau cơ và đau nhức. Điều này làm cho gừng trở thành một chất thay thế tự nhiên và dễ tiếp cận cho các loại thuốc giảm đau không kê đơn để phục hồi sau tập luyện.

Bây giờ thì bạn đã biết về những lợi ích sức khỏe ấn tượng của gừng, vậy làm thế nào để đưa gừng vào những bữa ăn hàng ngày?

Gừng được tiêu thụ ở nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như tươi, khô, nghiền thành bột hoặc xay thành nước ép.

Thêm gừng tươi nạo vào các món xào, súp hoặc sinh tố để mang đến cho món ăn của bạn một hương vị thú vị và tăng cường sức khỏe.

Trà gừng là một cách phổ biến và nhẹ nhàng khác để tận hưởng những lợi ích của trái gừng.

(ảnh: Юлія Вівчарик/Unsplash)

Như với bất kỳ siêu thực phẩm nào, điều quan trọng cần nhớ là gừng không phải là thần dược chữa bách bệnh. Nó nên được tiêu thụ như một phần của một khẩu phần ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh.

Mặc dù gừng nói chung là an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng bạn nên tham khảo ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khoẻ hoặc mối lo ngại cụ thể nào.

Vì vậy, bạn đừng nên bỏ qua “sức mạnh” của củ gừng, mà tận dụng ngay những hữu ích mà siêu thực phẩm này đem lại và để nó tiếp thêm sinh lực cho vị giác, đồng thời nuôi dưỡng cơ thể bạn từ bên trong.

Dù bạn có đang tìm cách giảm viêm, hỗ trợ hệ tiêu hóa hay tăng cường miễn dịch tự nhiên, thì gừng luôn có cách để gây ấn tượng và chứng minh giá trị của loại củ, như một siêu thực phẩm thực sự.

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: