Dùng tinh thần vượt qua thử thách

(minh họa: Mahdi Dastmard/Unsplash)

Mọi người đều trải qua khó khăn. Những người kiên cường thường dựa vào sự dẻo dai về tinh thần để vượt qua những thử thách.

Họ không hành động như thể vấn đề của mình không tồn tại. Nói cho đúng hơn, họ có lòng trắc ẩn với bản thân, cho phép bản thân xem những cảm xúc, như căng thẳng hay thất vọng, là cơ hội để học tập, như tác giả sách bán chạy nhất và chuyên gia lãnh đạo Brené Brown nói trên podcast “Unlocking Us” (Mở khóa chúng ta).

Theo Brown,“cốt lõi của sự dẻo dai trong tinh thần là lòng từ bi với bản thân. Những người có tinh thần cứng rắn luôn như vậy, vì họ không dễ rơi vào tình trạng xấu hổ, tự chỉ trích hoặc chán ghét bản thân.”

Thay vào đó, những người kiên cường dựa vào một số từ và cụm từ cụ thể để giúp họ xử lý và ứng phó với những trở ngại, các chuyên gia cho biết.

‘Tôi cần chút thời gian’

Ngay cả những người mạnh mẽ nhất đôi khi cũng phải dừng lại và suy ngẫm. Thay vì vội vã hồi phục sau một tình huống khó khăn, hãy cho bản thân thời gian để cảm nhận cảm xúc của mình.

Nhà tâm lý học Cortney Warren viết cho CNBC Make It: “Yếu tố quan trọng của khả năng phục hồi là sự linh hoạt về mặt cảm xúc hoặc khả năng điều chỉnh cảm xúc của bạn và giảm bớt cường độ của cảm xúc trong một tình huống nhất định. Nắm vững được điều này giúp bạn cảm thấy như mình được tiếp thêm sức mạnh trong những thời điểm đầy thử thách.”

Giả sử bạn vừa nhận được một số phản hồi tiêu cực từ sếp, bạn cảm thấy lo lắng hoặc khó chịu, hãy nói điều gì đó như, “tôi cần một chút thời gian trước khi trả lời hoặc đưa ra bất kỳ quyết định nào.”

(minh họa: Andrew Neel/Unsplash)

‘Tôi có khả năng đối đầu với những gì đến với mình’

Nhà tâm lý học thần kinh Judy Ho viết cho Make It, việc tự trấn an bản thân là bạn sẽ vượt qua hoàn cảnh của mình, là vô cùng hữu ích.

Theo Ho, những người sử dụng cụm từ này có khả năng “đối phó, chấp nhận và điều chỉnh tốt hơn trước những tình huống khó khăn. Họ từ bỏ sự cố định về một kết quả nhất định, điều chỉnh chiến lược đối phó và tìm ra các giải pháp cũng như những cách khác nhau để đạt được mục tiêu của mình. Hơn nữa, họ có thể làm tất cả những điều này ngay cả khi suy nghĩ và cảm xúc đang dụ dỗ họ từ bỏ mọi sự cố gắng.”

Lần tới khi bạn phải đối mặt với một tình huống đặc biệt căng thẳng, hãy tự nhủ rằng bạn có thể làm chủ được nó, thay vì sử dụng những cụm từ như “Tôi không nghĩ mình sẽ vượt qua được chuyện này.”

Nói ‘Không’

Có một lúc, đồng nghiệp nhờ bạn giải quyết việc gì đó, mà bạn thì đang ngập đầu với đống việc chưa xong, dù rất muốn từ chối, nhưng bạn lại cảm thấy áy náy khi ‘say No.”

Theo nhà tâm lý học Jessica Jackson, trong trường hợp này, đừng cảm thấy tội lỗi. “Khả năng phục hồi thường bị nhầm lẫn với sự độc lập, chẳng hạn như ‘Hãy để tôi tỏ ra dễ dãi để giúp đỡ người khác,’” Jackson nói. “Nhưng khả năng phục hồi nên thiên về việc ưu tiên các nhu cầu của chính mình hơn.”

Cô nói thêm, việc đặt ra ranh giới theo cách này sẽ khiến bạn không ngại ngùng, nhưng về sau, bạn sẽ cảm ơn bản thân vì tiết kiệm được năng lượng và đặt sức khỏe tinh thần cũng như sức khỏe của mình lên hàng đầu.

Theo Jackson, điều quan trọng là phải biết ngưỡng của mình, vạch ra ranh giới của chính mình và phải tôn trọng những điều đó trước khi bạn kiệt sức.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: