Các thành phố công nghệ lớn của Mỹ vẫn phát triển mạnh

Một góc Austin, Texas (ảnh: Carlos Alfonso/Unsplash)

Hồi sinh ngoạn mục

“Khác với sự lo lắng, các thành phố công nghệ lớn của Mỹ vẫn phát triển mạnh chứ không chết!”. Đó là nhận định của Amy Liu, chuyên gia về thành phố và khu vực đô thị, Chủ tịch lâm thời của Viện Brookings trong một bài viết trên tờ The Washington Post. Người ta thường nghe nói một số thành phố lớn như New York và San Francisco đang mất dần số công ty và công nhân trong khi các thành phố Vành đai Mặt trời (Sun Belt) như Dallas (Texas) và Miami (Florida) đang thu hút họ. Người ta cũng biết về những thách thức lớn mà các trung tâm đô thị phải đối mặt sau đại dịch Covid-19 mà hệ quả là nhiều thành phố lớn bị rơi vào suy thoái.

Khi đại dịch tấn công các đô thị có nhiều người sinh sống và làm việc, người lao động phải chuyển công việc về nhà. Hệ lụy của chọn lựa bắt buộc này là không gian trống tại các phố văn phòng cho thuê tăng lên, đi lại công cộng mất an toàn hơn, tội phạm gia tăng làm phức tạp thêm các nỗ lực hồi phục sau đại dịch.

Tuy nhiên, ngoài các tác hại đã biết, đại dịch cũng làm tăng mạnh nhu cầu về công nghệ tiên tiến, từ các thiết bị di động, dữ liệu lớn đến trí tuệ nhân tạo (AI), cho phép người sử dụng lao động, người lao động và các ngành nghề sáng tạo ra những thay đổi mang tính đột phá trong thế giới việc làm và cạnh tranh toàn cầu.

Áp lực đổi mới liên tục đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phố, đặc biệt là những thành phố có trụ sở của các công ty công nghệ lớn có kinh nghiệm về đổi mới công nghệ. Giờ đây, khi làn sóng di cư do đại dịch dần đi vào ổn định và các nỗ lực hậu đại dịch tương đối thành công, bức tranh mới quy mô hơn về phát triển các thành phố và thúc đẩy kinh tế đô thị cũng bắt đầu xuất hiện.

Dữ liệu mới nhất, được rút ra từ các phân tích của hai chuyên gia William Frey và Mark Muro của Viện Brookings, cho thấy các thành phố công nghệ lớn như San Francisco, Seattle và New York đã phục hồi đáng kể. Đà suy giảm dân số giảm bớt và đây vẫn là những trung tâm đổi mới hàng đầu. Trên thực tế, các thành phố lớn và các vùng ngoại ô và nông thôn xung quanh đã đóng góp rất nhiều vào sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ và giúp nước Mỹ luôn dẫn đầu toàn cầu về công nghệ và điện toán tiên tiến.

Thuyết “Vòng diệt vong đô thị” phá sản?

Bất chấp dân số biến động theo hướng giảm trong những năm gần đây, San Francisco, New York, Los Angeles, Seattle và Boston không hề mất danh xưng “thủ đô AI của quốc gia”. Từ Tháng Bảy 2022 đến Tháng Bảy 2023, gần một nửa số thông báo tìm lao động (postings for jobs) trong lĩnh vực chế tạo các công cụ “generative AI” là xuất phát từ năm thành phố này, cộng với San Jose.

Dù thông báo tuyển dụng khác với tuyển dụng thực sự nhưng vẫn là chỉ dẫn tốt cho thấy hoạt động tuyển dụng đang nở rộ trở lại. Gần một phần tư số thông báo được hình thành ở khu vực Bay Area. Dù San Francisco chưa hoàn thành vai trò là một trung tâm công nghệ lớn nhưng đã là “Cơn sốt vàng generative AI” mới. Đồng thời, nhiều thành phố ở trung tâm và Vành đai Mặt trời vẫn tiếp tục phát triển và trở thành những trung tâm đổi mới (center of innovation) công nghệ mới.

Hãy quan sát việc di dời các trụ sở công ty công nghệ cao từ các thành phố phía Bắc xuống phía Nam, như Citadel từ Chicago đến Miami và Tesla từ Palo Alto (California) đến Austin (Texas). Xu hướng này cho thấy nhiều người dân Mỹ đã chuyển đến sống và làm việc ở Vành đai Mặt trời trong những thập niên gần đây.

Từ 2021 đến 2022, dân số tại 10 thành phố trung tâm và Vành đai Mặt trời bắt đầu tăng trở lại (thậm chí, trong một số trường hợp dân số hồi phục quá cả mức suy giảm). Tuy nhiên, sự thay đổi quan trọng nhất gần đây là sự trỗi dậy của các ngành công nghiệp mới ở nhiều thành phố phía Nam trên tinh thần đa dạng hóa nền kinh tế sao cho công nghệ tài chính, công nghệ y tế, sản xuất chất bán dẫn chung sống hoà bình với nhau để bảo đảm duy trì được các công việc thu nhập cao.

Những thành phố này có mức tăng trưởng ấn tượng về việc làm trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật số sau đại dịch trong hai năm qua mà nổi bật là các thành phố trung tâm (heartland) như Cleveland, Cincinnati, Indianapolis, Chicago, Minneapolis (Minnesota) và Columbus (Ohio). Nhiều thành phố lớn thuộc “ngôi sao đang lên” cũng tăng tỷ lệ việc làm trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật số.

Vành đai Mặt trời và các khu vực phía Tây hiện thống trị danh sách top đầu “những thành phố giành được thị phần việc làm công nghệ lớn nhất sau đại dịch. Austin, Dallas, Denver, Miami, Salt Lake City, Nashville, Houston, Jacksonville và Provo, Utah là những điểm nóng nhất.

Nói tóm lại, “vòng diệt vong đô thị” (urban doom loop) thường được trích dẫn để hạ thấp khả năng phục hồi (cả về nhân khẩu học và kinh tế) của các thành phố lớn, nhưng thực tế chứng minh quan điểm này chỉ là giả thuyết. Một cách tổng quát, những thành phố trên vẫn phải đối mặt với những thách thức, nhưng nhìn chung đang hồi sinh; thậm chí dần lấy lại ưu thế hoặc mới đạt được ưu thế.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: