Cha mẹ mạnh mẽ, con trẻ không yếu đuối

Cha mẹ mạnh mẽ sẽ là chỗ dựa vững chắc cho con trẻ. (minh Alberto Casetta/Unsplash)

Một nghiên cứu mới cho thấy phụ huynh nào kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình và không bị ngược đãi khi còn nhỏ thường có xu hướng nuôi dạy con mình cứng rắn về mặt cảm xúc.

Nghiên cứu do Bác Sĩ Chen Luxi và Giáo Sư Jean Yeung Wei-Jun của đại học National University of Singapore xem xét hơn 2,600 trẻ em của đảo quốc này trước và trong đại dịch COVID-19. Họ đo lường các yếu tố, như khả năng tự chủ của cha mẹ, những mối lo ngại về kinh tế, phong cách nuôi dạy con cái, và khả năng trì hoãn sự hài lòng của trẻ.

Kết quả cho thấy, các bậc cha mẹ có tính tự chủ tốt, khả năng nhận thức cao hơn và ít lo lắng về tài chính, có xu hướng dựa vào các phương pháp nuôi dạy con cái tích cực hơn là sử dụng những hình phạt răn đe khắc nghiệt.

Cách tiếp cận này giúp những đứa trẻ có khả năng phục hồi cảm xúc tốt hơn, và ít gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn khi lâm vào nghịch cảnh. Trong khi đó, việc dựa vào các phương pháp kỷ luật, trừng phạt được cho là cản trở cơ hội để học cách tự chủ và điều chỉnh cảm xúc của các cháu, dẫn đến các vấn đề về cảm xúc ngày càng gia tăng.

Những phát hiện này rất quan trọng, vì nhấn mạnh hành vi của cha mẹ và cộng đồng hỗ trợ, tạo ra sự khác biệt như thế nào trong sức mạnh cảm xúc của trẻ. Chúng cũng cho thấy môi trường sống xung quanh của trẻ, bao gồm sự an toàn của khu phố và hỗ trợ xã hội, góp phần phát triển khả năng phục hồi trong những thời điểm khó khăn như thế nào.

(minh họa: James X/Unsplash)

Nghiên cứu cũng cho thấy những tác động tiêu cực tiềm tàng của việc nuôi dạy con quá nghiêm khắc ở một số hộ gia đình gốc Á, tập trung vào việc con cái đạt được thành tích học tập cao, và thành công trong tương lai. Vào năm 2022, một nghiên cứu riêng biệt cho thấy việc khắt khe nuôi dạy con là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở trẻ.

Với lẽ đó, các nhà nghiên cứu gợi ý, phụ huynh nên làm gương cho con cái họ về khả năng tự chủ bằng cách quản lý cảm xúc của chính mình, và hướng tới các mục tiêu dài hạn.

Ngoài ra, việc tập trung vào các chiến lược nuôi dạy trẻ tích cực, như hướng dẫn, đặt ra giới hạn và giao tiếp cởi mở, giúp nuôi dưỡng khả năng phục hồi ở các cháu. Giáo Sư Yeung cho biết, cha mẹ cũng hưởng lợi từ việc tham dự các hội thảo hoặc chương trình nhằm tăng cường sự tương tác giữa họ và con cái.

“Nhu cầu về việc có được sự tham gia tích cực của cộng đồng, và sự hỗ trợ của chính phủ dành cho các bậc cha mẹ sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảm bớt những căng thẳng mà họ có và cung cấp cho phụ huynh nhiều sự hỗ trợ để nuôi dưỡng con mình bằng các phương pháp mang tính xây dựng.

Khả năng tự điều chỉnh ở thời thơ ấu dễ dàng được hình thành bởi môi trường bên trong và bên ngoài, do sự tương tác phức tạp giữa hai thành phần. Chính phủ cần liên tục đầu tư vào mạng lưới an toàn ngoài công cộng trước những nghịch cảnh, chẳng hạn như những khu dân cư thịnh vượng với sự gắn kết xã hội mạnh mẽ, để con cái chúng ta lớn lên và được trang bị tốt về mặt cảm xúc cũng như chống lại các tác động của nghịch cảnh mà chúng có thể gặp phải,” ông Yeung nói.

(theo NextShark)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: