‘Con tui có khả năng đặc biệt nè!’

(minh họa: Paige Cody/Unsplash)

“Thằng út nhà em có khả năng đặc biệt lắm nghe, hắn mê đọc sách, em mua cuốn nào về là hắn đọc ngấu nghiến. Mấy anh chị nó có được vậy đâu!, thấy sách vở là dục tứ tán,” chị Linh Ngô, ở thành phố Westminster hay khoe với mấy người bạn của mình vậy.

Nghe hoài phát bực, một hôm chị Nga Trần tức khí thốt lên: “Con tui cũng có khả năng đặc biệt nè!” Mọi người xúm lại hỏi: “Sao, sao, cháu thế nào?” Lúc này chị Nga mới kể, rằng con chị chỉ cần nghe một đoạn nhạc một lần, là cháu có thể hát theo y chóc..

Ờ héng, dễ gì làm được như vậy, ngay cả người lớn.

Con của chị Linh, hay chị Nga, đều là những đứa trẻ có năng khiếu. Năng khiếu chỉ là một từ khác để chỉ khả năng đặc biệt. Một số trẻ có năng khiếu bẩm sinh ở một số lĩnh vực nhất định, như thể thao, khoa học hoặc nghệ thuật. Tài năng cực độ gần như chắc chắn là dấu hiệu của trí thông minh vượt trội.

Hiệp Hội Quốc Gia Về Trẻ Em Có Năng Khiếu (The National Association for Gifted Children – NAGC) định nghĩa năng khiếu là “khả năng cao hơn một cách đáng kể so với mức bình thường đối ở độ tuổi của “một đứa trẻ.”

Những đứa trẻ có năng khiếu biết gần 60% tất cả tài liệu mẫu giáo ngay ngày đầu tiên đến lớp,” theo NAGC. Một em bé có thể có năng khiếu ở một hoặc nhiều lĩnh vực, như: Nghệ thuật, Sáng tạo, Trí tuệ (I.Q.), Khả năng lãnh đạo, Học thuật (Ngôn ngữ, Toán Học hoặc Khoa Học). Theo Power of Possibility.

Vậy, những dấu hiệu nào cho thấy rằng một đứa trẻ có năng khiếu, hay đúng hơn là “khả năng đặc biệt?”

Trẻ có năng khiếu thường đạt được các mốc kiến thức nhanh hơn nhiều so với mức trung bình. Đặc biệt là kỹ năng ngôn ngữ dường như đến một cách tự nhiên hơn đối với những đứa trẻ có năng khiếu. Vốn từ vựng phong phú và khả năng nói những câu phức tạp là hai cách mà trẻ thể hiện những kỹ năng này.

Trẻ có năng khiếu thường giỏi về việc xác định các mẫu, ví dụ như trò chơi ghép hình hoặc thời gian nào trong ngày thì cha mẹ quay về nhà. Trẻ có năng khiếu là những đứa trẻ ham đọc sách, có tính tò mò vô độ. Để thỏa mãn sự tò mò này, chúng sẽ đọc mọi cuốn sách mà chúng có thể. Dấu hiệu này đặc biệt rõ ràng khi có điều gì đó khơi gợi sự quan tâm của các bé. Chúng thích ở bên người lớn hoặc trẻ lớn hơn là các bạn cùng tuổi để học hỏi và chia sẻ sở thích.

Hầu hết những đứa trẻ có năng khiếu đều có khả năng đặc biệt để tập trung vào những điều mà chúng quan tâm. Tuy nhiên, một đứa trẻ có năng khiếu phải ở trong một lớp học nhàm chán sẽ nhanh chóng mất đi khả năng này. Thậm chí các bé còn bị coi là có khả năng “tập trung kém” trong một lớp học điển hình.

Một đứa trẻ có năng khiếu cũng có trí tuệ cảm xúc sâu sắc. Nếu con bạn như thế, chúng có thể lắc đầu trước những trò hề của bạn bè cùng trang lứa, chúng không chơi khăm quá nhiều hoặc nghịch ngợm quá nhiều.

Những đứa trẻ này không chỉ tiếp cận các vấn đề hàng ngày một cách khác nhau mà còn đưa ra những gợi ý để cải thiện điều gì đó. Vì thế chúng có tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo. Vì sự trưởng thành và khả năng kỳ lạ trong việc giải quyết vấn đề và suy nghĩ sáng tạo, một số đứa trẻ có năng khiếu thể hiện năng khiếu lãnh đạo đáng chú ý. Tất nhiên, những kỹ năng này sẽ thể hiện rõ ràng hơn khi trẻ ở trong một môi trường mà chúng yêu thích.

Trong khi một số trẻ kiên nhẫn chờ đợi cha mẹ hoặc giáo viên nói chúng cần làm điều gì đó, thì những đứa trẻ có năng khiếu sẽ ngay lập tức bắt tay vào việc và đặt câu hỏi sau đó, hoặc không đặt câu hỏi nào cả, vì chúng tự mình tìm ra mọi đáp án và cách giải quyết.

(minh họa: zhenzhong liu/Unsplash)

Những đứa trẻ có năng khiếu, có lẽ là do bộ não của chúng luôn hoạt động, dường như không ngừng làm cái này cái kia. Lưu ý rằng những đứa trẻ thông minh và có năng khiếu thường có xu hướng nói quá nhanh. Lý do cho sự tấn công bằng lời nói này là vì chúng đang cố gắng để lời nói bắt kịp với suy nghĩ của mình.

Có điều, giống như hầu hết các trẻ em, những đứa trẻ có năng khiếu thích dành thời gian với mọi người. Sự cô độc khiến chúng phải ở một mình với những suy nghĩ và rèn luyện khả năng sáng tạo của bản thân, nên các bé này thích các hoạt động đơn độc như đọc, viết và vẽ, nhưng các bé cũng yêu thích khung cảnh và âm thanh của thiên nhiên.

Mặc dù rất thông minh nhưng những đứa trẻ có năng khiếu có xu hướng dành phần lớn năng lượng tinh thần của mình cho những thứ chúng quan tâm. Không có gì lạ khi một đứa trẻ tiên tiến xuất sắc ở một môn học và gặp khó khăn ở những môn học khác. Thành tích kém ở những đứa trẻ có năng khiếu thường xuất phát từ thời gian tập trung ngắn, sự bất cẩn, thất vọng và chán nản.

Xác định trí thông minh rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Ví dụ như việc tìm hiểu xem một đứa trẻ có gặp khó khăn về mặt phát triển hay không có thể tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Điều này cũng áp dụng cho một đứa trẻ có năng khiếu.

Những đứa trẻ có năng khiếu không được xác định, thường trở thành mục tiêu bị bắt nạt, nhưng lại có tiềm năng trở thành người lãnh đạo trong xã hội toàn cầu phức tạp này.

Tới đây, độc giả có thể xem lại con trẻ, và tự nói với mình hoặc với bạn bè “Con tui có khả năng đặc biệt nè!”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: