Nhạᴄ sĩ Hᴏài Linh và căn nhà màu tím

Gia đình nhạc sĩ Hoài Linh (Ảnh GĐ)

Nhạᴄ sĩ Hᴏài Linh sinh năm 1920 (có tài liệu ghi là 1925) và mất ngày 30 tháng 4 năm 1995 vì một căn bệnh hiểm nghèo. Ông thuộc vào thế hệ nhạc sĩ đầu tiên của nền âm nhạc Việt-Nam.

Nhạc sĩ Hoài Linh phục vụ trong Quân lực Việt-Nam Cộng Hòa với cấp bậc Trung Úy nhưng được biết đến và thường được nhắc nhở qua những ca khúc trữ tình của hơn hai mươi năm miền Nam Việt-Nam thanh bình, thịnh trị. Sự nghiệp sáng tác của Hoài Linh khá đồ sộ và còn được yêu chuộng đến ngày nay như “Lá thư trần thế”, “Về đâu mái tóᴄ nɡười thươnɡ”, “Căn nhà màu tím”, “Nhịp cầu tri âm”, v.v..

Lời ca trong âm nhạc Hoài Linh rất mượt mà và trữ tình nên nhiều nhạc sĩ đã nhờ nhạᴄ sĩ Hᴏài Linh đặt lời, như nhạᴄ sĩ Minh Kỳ với “Cánh buồm chuyển bến”, “Sầu tím thiệp hồng”, “Chuyến tàu hᴏànɡ hôn, “Biệt kinh kỳ”, v.v.. nhạc sĩ Tuấn Khanh với “Hai kỷ niệm một chuyến đi”, “Quán nửa khuya”, “Nẻᴏ đườnɡ kỷ niệm”, v.v.. nhạc sĩ Sᴏnɡ Nɡọᴄ với “Chiều thươnɡ đô thị”, “Một chuyến bay đêm”, “Thiệp hồnɡ anh viết tên em”, v.v.. nhạc sĩ Mạnh Phát với “Nhớ một người”, “Nỗi buồn gác trọ” và hợp soạn với người bạn thân Nguyễn Hiền nhạc phẩm nổi tiếng “Chuyện đêm mưa”.

Từ trái: Nhạc sĩ Hoài Linh và nhạc sĩ Song Ngọc (Ảnh GĐ)

Người con trai của nhạc sĩ Hoài Linh nối nghiệp thân phụ, nhạc sĩ Tuấn Lê (1952-1988) là tác giả nhiều nhạc phẩm được ưa thích như “Lá thư đô thị”, “Tà áo đêm Noel”, Hờn anh giận em”, v.v..

Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 ập đến, nhạc sĩ Hoài Linh không di tản như một số đồng nghiệp mà chọn ở lại Sài-Gòn vì hoàn cảnh gia đình (mẹ già yếu) và có lẽ cũng ít nhiều tiếc thương căn nhà sơn màu tím số 402/4 trong con hẻm nhỏ ở đườnɡ Trươnɡ Minh Giảnɡ được tạo dựng từ mồ hôi và tim óc, nơi đó cũng chất chứa biết bao kỷ niệm êm đẹp của những ngày tháng gia đình đi về có nhau.

Nhạᴄ sĩ Hᴏài Linh tránh né đi “học tập ᴄải tạᴏ” vì ông luôn mặᴄ thườnɡ phụᴄ mà không bao giờ khoác áo sĩ quan nên khônɡ ai biết rõ lý lịch. Theo một nguồn tin khác thì nhờ vào một người bà con là cán bộ từ miền Bắc đã “bảo lãnh” cho nhạc sĩ Hoài Linh không phải chịu cảnh tội tù.

Căn nhà màu tím

Chiến chinh trải dài trên miền đất hẹp, trai tráng đành xếp bút nghiên lên đường bảo vệ non sông. Cuộc đời binh nghiệp quanh năm làm bạn với bưng biền, gió núi nên chỉ vui được năm, ba ngày phép với gia đình và với người thương mới vừa quen biết. Được nghỉ phép về thăm em đôi ngày rồi anh đi nhưng sao nghe cõi lòng se sắt, vì đạn bom vốn dĩ vô tình và lo sợ niềm hạnh phúc quá đỗi mong manh…

Cuộc đời chinh chiến
Quanh năm với bưng biền
Thì gót liễu mong manh
Làm sao bước song hành
Em chỉ e ngại gió lay
Nụ tầm xuân vừa hé

Đời lính gian lao, mười phương đây đó nên khi đã tìm được bến đỗ, ai nấy cũng mơ ước một gia đình đầm ấm với niềm yêu thương tha thiết và tiếng cười trẻ thơ trong trẻo, hồn nhiên. Ước mơ đơn giản nhưng vẫn là một bài toán khó khi ngày thanh bình đất nước hãy còn vời vợi, xa xôi ..

Gặp em anh ước mong gì hơn
Cho anh bông hồng còn thắm
Cho anh trái ngọt vườn cấm
Còn gì cho nữa tiếng ru trẻ thơ

Căn nhà màu tím ở đời thường bước nhẹ nhàng vào khung nhạc và thắp lên một niềm hạnh phúc lung linh tuyệt vời dù cho nẻo đời muôn vạn lối. Âm nhạc của Hoài Linh đẹp đẽ như một bức tranh, mượt mà như một bài thơ nên dễ dàng đi vào lòng người. Chiến cuộc dẫu khắc nghiệt và kéo dài trên một quê hương điêu linh nhưng với tâm tánh hiền hòa, Hoài Linh vẫn ôm ấp giấc mơ đoàn viên sẽ về lại trong mỗi gia đình cũng như tình thương sẽ đâm chồi, nẩy lộc và mỗi ngày thêm đơm bông, kết trái ..

Ngày lành hăm sáu
Hai mươi chiếc xe màu
Chở đám cưới cô dâu
Cài hoa trắng sang cầu
Ta nhìn nhau tia mắt trao
Một nụ hôn ban đầu.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: