Bếp gas độc hại hơn xe hơi chạy bằng xăng dầu

Bếp gas. (ảnh: KWON JUNHO/Unsplash)

Các nhà khoa học từ Purdue University vừa phát hiện ra rằng bếp gas có khả năng thải ra nhiều hạt có kích thước vô cùng nhỏ và độc hại hơn so với cả xe hơi chạy bằng động cơ dầu máy.

Phát hiện nói trên được đưa ra một năm sau khi thiết bị nhà bếp này bị đẩy vào cuộc chiến văn hóa, sau khi ủy viên Richard Trumka Jr. do Tổng Thống Biden bổ nhiệm, đề xuất lệnh cấm được đưa ra trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà.

Nhận xét của Trumka gây ra sự tranh cãi gasy gắt từ nhiều cá nhân, đặc biệt là những người bảo thủ, đối với Hạ Nghị Sĩ Ronny Jackson, đảng viên Đảng Cộng Hòa của Texas, sau đó ông viết trên Twitter: “Nếu những kẻ điên rồ ở Tòa Bạch Ốc đến nhà lấy cái bếp gas của tôi, thì bước qua xác chết của tôi trước đã. Nào, thử đến mà lấy xem!”

Sau đó, Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (Consumer Product Safety Commission) cho biết họ sẽ không có kế hoạch cấm.

Theo ước tính mới nhất của Cục Thông tin Năng lượng (Energy Information Administration-EIA), khoảng 38% hộ gia đình người Mỹ sử dụng bếp gas, mặc dù sự phân bổ này khác nhau khá đáng kể trên toàn quốc. Ví dụ như ở California, khoảng 70% nhà nấu ăn bằng khí đốt tự nhiên, trong khi ở Florida chỉ có 8% gia đình sử dụng bếp gas.

Hầu hết các nghiên cứu về ô nhiễm không khí trong nhà do bếp gas tạo ra đều tập trung vào vật chất dạng hạt mịn có đường kính từ 2.5 micron trở xuống (được gọi là PM2.5). Tuy nhiên, rất ít thông tin về sự ô nhiễm ở cấp độ nano – một phần nghìn micron – vì nó rất khó để đo lường.

Nhưng trong nghiên cứu mới nhất của Purdue, được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, nhóm thử nghiệm đã tập trung vào sự phát thải của các hạt nano nhỏ trong không khí với đường kính chỉ từ một đến ba nanomet.

Brandon Boor, phó giáo sư tại Lyles School of Civil Engineering của Purdue và là tác giả chính trong cuộc nghiên cứu cho biết, thật khó để nhìn thấy những hạt nano siêu nhỏ này. Chúng không giống như những hạt bụi trôi nổi trong không khí.

Bếp gas có thể thải ra các chất ô nhiễm không khí nguy hiểm khi chúng hoạt động, thậm chí cả khi đã tắt. (minh họa: Unsplash)

Các hạt có kích thước như nói trên, được gọi là khí dung cụm nano, rất nguy hiểm vì chúng đủ nhỏ để xâm nhập vào hệ hô hấp và lây lan sang các cơ quan nội tạng khác của con người. Vì vậy, khoa học phải nghiên cứu những hạt này một cách kỹ lưỡng để hiểu rõ về nguy cơ gây nguy hại đến sức khỏe do ô nhiễm không khí của chúng.

Trong nghiên cứu, nhóm thử nghiệm đã sử dụng thiết bị đo chất lượng không khí tiên tiến để tính xem có bao nhiêu hạt nhỏ được phát ra khi nấu trên bếp gas trong phòng thí nghiệm với biệt danh là “ngôi nhà nhỏ.”

“Ngôi nhà nhỏ,” hay còn được gọi là phòng thí nghiệm Purdue Zero Energy Design Guidance for Engineers dành cho các kỹ sư, có tất cả các tính năng của một ngôi nhà bình thường nhưng cũng được trang bị cảm biến để theo dõi chặt chẽ tác động của các hoạt động hàng ngày đến chất lượng không khí xung quanh.

Tổng cộng, nhóm thí nghiệm phát hiện ra rằng mỗi ký nhiên liệu nấu ăn có khả năng phát ra tới 10 triệu hạt khí dung cụm nano –  nghĩa là bằng hoặc vượt quá lượng được tạo ra bởi động cơ xăng và dầu máy. Nói cách khác, người lớn và trẻ em sống trong một gia đình có bếp gas thường hít phải lượng khí dung cụm nano từ nấu ăn nhiều hơn từ 10 đến 100 lần so với khí thải từ xe hơi khi đứng trên một con phố đông xe.

Một khám phá trước đây phát hiện ra rằng trẻ em sống trong nhà có bếp gas có nhiều khả năng mắc bệnh hen suyễn, với một nghiên cứu được công bố trên Journal of Environmental Research and Public Health vào Tháng Mười Hai năm 2022 cho thấy 12.7% bệnh hen suyễn ở trẻ em người Hoa Kỳ hiện nay là do bếp gas.

Boor khuyên: “Sau khi quan sát nồng độ cao của các hạt khí dung nano trong quá trình nấu bằng gas, chúng tôi nghĩ mọi người không nên xem thường những hạt có kích thước cực kỳ nhỏ này.”

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết rằng việc sử dụng quạt hút sẽ giúp chuyển hướng các hạt nano này ra khỏi hệ hô hấp, nhưng để xác nhận điều này là đúng cũng cần được thử nghiệm thêm.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: