Một Gen X rời California làm việc từ xa

minh họa: Unsplash)

Stephen Taylor, 51 tuổi, nhớ lại ngày làm cuối cùng, để rồi phải rời công ty bị đóng cửa vì COVID-19 vào năm 2020.

Sau vài tuần trong tình cảnh “ngoại bất xuất, nội bất nhập”, Taylor – kỹ sư cơ khí và kiến trúc sư máy tính, cảm thấy kiệt quệ về mặt tinh thần, đã quyết định “say goodbye” California, nơi anh làm việc tại một phòng thí nghiệm, bay sang Orlando, Florida, để gần gia đình hơn.

Nhưng lúc đó, giống như bao nhiêu người khác, anh luôn tự hỏi, công việc mình rồi sẽ ra sao? cuộc đời mình sẽ đi về đâu?

Sau một thời gian, công ty cho phép nhân viên làm việc từ xa. Công việc diễn ra suôn sẻ trong vòng mấy năm, nhưng mới đây, công ty của anh có quản lý mới, người này nói với anh rằng công ty đang đưa mọi người trở lại làm việc như bình thường.

Mặc dù Taylor cho biết anh có thể thực hiện mọi công việc từ xa nhưng người quản lý vẫn muốn anh ghé qua văn phòng ở Bay Area, San Francisco  ít nhất mỗi tháng một lần, và anh phải tự túc mọi thứ từ vé máy bay và chỗ ở.

Taylor cho biết đó dường như là dấu hiệu báo tin rằng công ty đang đầu tư vào lực lượng lao động trực tiếp, chứ không muốn ai làm việc từ xa. Lúc này, anh lại vừa mới xây một ngôi nhà mới ở Orlando và không thể bỏ cô con gái đang là sinh viên đại học, ở nhà một mình, để bay qua Bay Area làm việc.

Taylor nói với Insider: “Có lẽ công ty biết rằng tôi sẽ không quay lại, nên từ từ không mời tôi dự họp, và cũng giao việc ngày càng ít đi, thậm chí còn có vẻ khó chịu với tôi. Nghỉ việc cũng được thôi, nhưng còn con cái, các hóa đơn và mọi thứ, thất nghiệp lúc này chẳng tốt chút nào.”

Vài tuần sau khi có được công việc tạm thời, anh quyết định nghỉ.

Sau khi đưa những nhân viên từ xa trở lại văn phòng, một số công ty đang “âm thầm sa thải” những nhân viên đã rời khỏi văn phòng hoặc được thuê cho một vị trí từ xa ban đầu.

Trong khi một số công ty cố tình làm cho công việc trở nên kém hấp dẫn hơn để nhân viên tự ý rời đi, thì một vài công ty đôi khi lại sa thải nhân viên của mình, mà họ không hề hay biết. Đồng thời, dường như có sự tách biệt ngày càng tăng giữa các nhân viên làm việc từ xa và người người lao động làm việc tại văn phòng.

Ben Wigert, giám đốc nghiên cứu và chiến lược quản lý nơi làm việc tại Gallup, nói với Insider: “Chúng tôi nhận thấy rằng việc ‘sa thải trong im lặng’ thường là vô ý và là kết quả của những người quản lý cẩu thả. Thông thường, điều này xảy ra khi các nhà quản lý không cung cấp đầy đủ việc huấn luyện, hỗ trợ và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên, dẫn đến việc đẩy nhân viên ra khỏi công ty.”

Một số công ty coi việc “sa thải trong im lặng” là giải pháp thay thế tốt hơn là ra quyết định sa thải. Wigert cho biết, thông thường, việc sa thải thầm lặng xảy ra khi các nhà quản lý không thường xuyên thảo luận về tiến độ mục tiêu, không đưa ra phản hồi hoặc ghi nhận hiệu suất cho các cá nhân và không cung cấp cho nhân viên một con đường sự nghiệp hấp dẫn.

Vì các vấn đề về hiệu suất, vấn đề về sự gắn kết trong nhóm hoặc do nhu cầu kinh doanh thay đổi, các công ty đôi khi cố gắng đẩy nhân viên ra ngoài để họ tự nguyện nghỉ việc. Wigert cho biết điều này có thể giúp họ tiết kiệm phí thất nghiệp hoặc có thể giúp các nhà quản lý thoát khỏi những sai lầm.

Các công ty khác đang thực hiện cái mà một số người gọi là “cắt giảm im lặng”, nghĩa là vị trí của nhân viên bị cắt, nhưng thay vì bị sa thải, họ được chuyển sang một vị trí khác – thường được trả lương thấp hơn hoặc không liên quan, khiến người lao động chán nản và tự ý nghỉ việc.

Hình thức hội họp, làm việc từ xa ngày càng phổ biến, khiến nhiều người không còn lo khoảng cách từ nhà đến công ty. (minh họa: Unsplash)

Wigert cho biết: “Chúng tôi thường thấy rằng cách quản lý nhân viên quan trọng hơn ba đến bốn lần so với địa điểm làm việc của họ. Nói cách khác, việc thường xuyên cập nhật các thông tin đang diễn ra về kỳ vọng, tiến bộ và sự hỗ trợ cần thiết để thành công, có thể sẽ dẫn đến mối quan hệ tin cậy và hiệu quả hơn giữa cả hai bên.”

Trở lại với câu chuyện của Taylor, hiện tại anh đã kiếm được việc làm mới và cho rằng quyết định ở lại Orlando khiến anh yên tâm hơn.

Nhưng công việc của anh không phải ở Florida, mà vẫn là việc làm từ xa, cho một công ty điện tử có trụ sở tại North Carolina, trước mắt với hợp đồng 6 tháng. Mặc dù mức lương tương đương nhau nhưng anh không được trả bảo hiểm sức khỏe như khi làm việc với phòng thí nghiệm ở California, và cũng hơi bấp bênh chút xíu, vì không biết điều gì sẽ xảy ra sau khi hợp đồng kết thúc.

Taylor nói, sau sáu tháng, anh có thể lại phải tìm kiếm một công việc khác, nhưng khá tự tin, anh cho rằng mình sẽ tìm được một vị trí phù hợp với nhu cầu của mình. Công việc từ xa đã cho anh cơ hội thiết lập một văn phòng ấm cúng tại nhà, nơi anh có thể tập trung, cắt giảm chi phí đi lại và có quyền tự do đăng nhập bất cứ khi nào anh muốn, miễn là anh đáp ứng được yêu cầu 40 giờ/tuần của mình.

Taylor nói: “Đôi khi bạn phải trở thành ông chủ của chính mình, và làm việc hiệu quả. Nhiều khi bạn có thể thiếu quyết đoán khi không cùng làm việc chung với ai, nhưng ngược lại, bạn không phải chịu áp lực khi đối diện với mọi người ở văn phòng. Tôi thấy làm việc từ xa tốt quá đi chứ!”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: