Ăn vặt, ăn nhẹ là một trong những thói quen thường gây tăng cân ngoài ý muốn. Khi một người nói chuyện về việc giảm cân của mình, không có gì lạ khi phát hiện ra rằng việc ăn vặt là một trong những tật xấu cản trở quá trình giảm cân.
Theo một nghiên cứu về dinh dưỡng vào năm nay, hơn 90% người Mỹ trưởng thành cho biết họ thường ăn tới ba bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Những đợt ăn vặt này thường bao gồm các món ngọt, mặn hoặc giòn không có lợi cho sức khỏe. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc ăn vặt được coi là “món chính trong khẩu phần ăn uống của người Mỹ, đóng góp khoảng 20% năng lượng nạp vào”.
Một số người ủng hộ việc ăn vặt giữa các bữa ăn để tăng cường trao đổi chất và duy trì lượng đường trong máu ổn định. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là những cá nhân này đang đề cập đến các lựa chọn ăn nhẹ lành mạnh.
Một số người cho rằng việc ăn vặt giữa các bữa ăn chính hoặc ăn sáu bữa nhỏ mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa ăn quá nhiều. Tuy nhiên, có những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Theo quan điểm của một số người, ăn sáu bữa chính hoặc ăn vặt lung tung thực sự có khả năng dẫn đến việc nạp vào cơ thể quá nhiều.
Nhà nghiên cứu dinh dưỡng, Kate Bermingham và nhóm của cô đã tiến hành một nghiên cứu về thói quen ăn vặt của 1,001 người tham gia, như một phần của dự án ZOE PREDICT, đây là một chuỗi các nghiên cứu sâu rộng do ứng dụng dinh dưỡng ZOE điều phối.
Họ đã sử dụng dữ liệu thu thập được để kiểm tra xem số lượng, chất lượng và thời gian ăn vặt liên quan như thế nào đến lượng mỡ trong máu và mức insulin, cả hai đều là chỉ số về sức khỏe và sự trao đổi chất của tim.
Trong số 1,001 người tham gia, đại đa số (95%) cho biết tiêu thụ ít nhất một bữa ăn nhẹ mỗi ngày, với trung bình 2.28 bữa ăn nhẹ đóng góp khoảng 22% lượng calories hàng ngày của họ. Phân tích sâu hơn cho thấy bốn kiểu ăn vặt riêng biệt có tác động đáng kể đến phản ứng thể chất của từng người đối với việc ăn nhẹ.
Nhóm đầu tiên, được gọi là những người ăn nhẹ vào buổi sáng, tiêu thụ hơn một nửa số đồ ăn nhẹ hàng ngày của họ trước buổi trưa. Nhóm thứ hai, những người ăn nhẹ vào buổi chiều, chủ yếu ăn trong khoảng thời gian từ 12 giờ trưa đến 6 giờ chiều. Nhóm thứ ba, được gọi là những người ăn vặt ban đêm, tiêu thụ hầu hết đồ ăn nhẹ sau 6 giờ chiều. Ngoài ra, 17% số người tham gia không có thói quen ăn vặt.
Trong số những người ăn vặt vào ban đêm, những người ăn vặt sau 9 giờ tối có nhiều dấu hiệu bất lợi về đường huyết và chất béo hơn so với những người ăn nhẹ vào ban ngày. Điều này có thể là do nhiều người có xu hướng chọn những món ăn nhẹ kém lành mạnh hơn vào ban đêm, nhưng cũng có khả năng là do nó rút ngắn thời gian nhịn ăn qua đêm.
Trì hoãn bữa sáng trong 12 giờ sau bữa tối sẽ giúp cơ thể phân hủy chất béo dự trữ và cải thiện sức khỏe của hệ vi sinh vật đường ruột. Ăn khuya làm giảm thời gian nhịn ăn này và khiến cơ thể khó thực hiện các chức năng trao đổi chất hơn.
Theo kết quả, chất lượng của đồ ăn nhẹ mà một người chọn tiêu thụ là rất quan trọng. Những người chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh như trái cây, rau và các loại hạt có xu hướng có lượng đường trong máu và chất béo tốt hơn.
Nghiên cứu kết luận rằng có vẻ như chất lượng của thức ăn nhẹ quan trọng hơn số lượng hoặc tần suất ăn vặt. Do đó, ăn vặt không hẳn là tội lỗi, thức ăn vặt không hề có tội tình chi, chỉ cần lựa chọn đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe thay vì đồ ăn chế biến sẵn là cách tốt nhất. Ngoài ra, thời gian là một yếu tố quan trọng vì ăn vặt vào đêm khuya là nguyên nhân phổ biến gây hại cho sức khỏe hơn là ăn vặt ban ngày.