Amazon, Walmart, DoorDash bị cáo buộc trả lương quá bèo!

Các nhân viên thâu ngân ở Walmart. (minh họa: Jeffrey Greenberg/Universal Images Group via Getty Images)

Chuyên gia Liên Hiệp Quốc (UN) cho biết các công ty Mỹ “bẫy” người lao động vào cảnh nghèo đói, buộc họ phải sống dựa vào food stamps và Medicaid. Theo The Guardian.

Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tình trạng nghèo đói cùng cực và nhân quyền kêu gọi CEO của Amazon, Walmart và DoorDash cũng như chính phủ Hoa Kỳ cần giải quyết các cáo buộc, rằng những tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ trả lương cho nhân viên thấp đến mức người lao động rơi vào cảnh nghèo đói, buộc họ phải dựa vào chính phủ để tồn tại.

Olivier De Schutter của UN viết thư cho ba tập đoàn lớn trên và chính phủ Hoa Kỳ, yêu cầu phản hồi về nhiều cáo buộc, bao gồm báo cáo của US Government Accountability Office năm năm 2020, cho thấy Amazon và Walmart nằm trong số 25 nhà tuyển dụng hàng đầu có người lao động dựa vào chương trình hỗ trợ dinh dưỡng bổ sung (Snap), trước đây gọi là phiếu thực phẩm (food stamps) hoặc Medicaid ở chín tiểu bang được nghiên cứu, trong đó Walmart được xếp hạng đầu tiên và Amazon xếp thứ sáu.

(minh họa: Bryan Angelo/Unsplash)

 Những bức thư được công bố vào ngày 31 Tháng Mười.

Bức thư có nội dung: “Những lo ngại này liên lục đến lực lượng lao động toàn Hoa Kỳ, vì đến cách quy định mức lương tối thiểu trong luật, dù ở cấp liên bang hay tiểu bang, hành vi ‘trộm cắp tiền lương’ (wage theft) của người sử dụng lao động, lịch làm việc không ổn định lại thiếu linh hoạt, là những vấn đề quan trọng nhất mà lực lượng lao động ở Hoa Kỳ đang phải chịu.”

De Schutter nói rằng mối quan tâm chính của ông là mức lương tối thiểu của Hoa Kỳ, việc người sử dụng lao động ăn quỵt tiền lương, lịch làm việc bất ổn và hoàn cảnh khó khăn của những người lao động không có giấy tờ, vi phạm quyền công đoàn.

“Các công ty này không làm gì bất hợp pháp, nhưng những gì họ làm là lợi dụng những sơ hở trong hệ thống,” De Schutter cho biết. “Có nhiều lỗ hổng trong hệ thống mà chính phủ Mỹ phải chịu trách nhiệm và tôi đang mong đợi câu trả lời từ Bộ Lao động.”

Dựa trên định nghĩa của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ về người lao động nghèo, những người kiếm được dưới mức $14,850/năm, toàn quốc có 6.3 triệu người (tương đương 4.1% nhân công) được phân loại là người lao động nghèo.

Trong thư gửi Amazon, De Schutter lưu ý cuộc điều tra hiện tại của Bộ Lao động đối với công ty về tỷ lệ thương tích cao và hành vi chống đối công đoàn của công ty tại các cơ sở ở Hoa Kỳ.

DoorDash là một trong những nơi phải đối mặt với sự giám sát kỹ lưỡng về việc phân loại công nhân là người ký hợp đồng độc lập (independent contractor) và cách xác định mức lương dựa trên thời gian hoạt động thay vì khi công nhân làm việc theo yêu cầu. Điều này chống lại các sắc lệnh tăng lương cho người lao động trong bối cảnh có khiếu nại về mức lương thấp, liên quan đến mô hình công nhân hợp đồng.

Nhân viên giao đồ ăn của DoorDash ở New York. (minh họa: Leonardo Munoz/VIEWpress/Getty Images)

Walmart, nhà tuyển dụng lớn nhất ở Mỹ, từ lâu đã phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ về mức lương thấp trái ngược với lợi nhuận khổng lồ của công ty và giá trị tài sản ròng ước tính, lên đến hơn $240 tỷ, của gia đình giàu có nhất thế giới Walton – chủ sở hữu chính của công ty. Công ty cũng có “thành tích” từ nhiều năm qua về việc công đoàn tích cực trấn áp, thay vì bảo vệ quyền lợi người lao động.

Amazon là nhà tuyển dụng duy nhất trả lời trong vòng 60 ngày, cung cấp một lá thư từ phó chủ tịch chính sách công, Brian Huseman, người lãnh đạo công việc vận động hành lang liên bang của Amazon.

Trong thư, Amazon bác bỏ cáo buộc về mức lương thấp, tuy không phản đối những người lao động đang dựa vào các chương trình hỗ trợ của liên bang, nhưng họ tuyên bố rằng lương của người lao động ở đây không đủ điều kiện cho họ tham gia các chương trình hỗ trợ liên bang như Snap; công nhân nhận được hỗ trợ liên bang là khi họ đang thất nghiệp, trước khi vào làm việc tại Amazon; hoặc họ nhận được hỗ trợ vì gia đình đông con, hoặc bị khuyết tật,…

Amazon cũng bác bỏ khiếu nại về việc vi phạm quyền công đoàn của người lao động, nhưng tái khẳng định sự phản đối của họ đối với chiến thắng của những công nhân bỏ phiếu thành lập công đoàn tại nhà kho của Amazon ở Staten Island, New York, vào năm 2022.

Tính đến ngày 1 Tháng Mười, đã có 222 cáo buộc về hành vi lao động không công bằng được công khai yêu cầu giải quyết ở Amazon – nơi được cho là đã chi hơn $14.2 triệu cho các nhà tư vấn chống công đoàn vào năm 2022.

“Tỷ lệ thành lập công đoàn đã giảm rất đáng kể trong 40 năm qua ở Mỹ, nhiều hơn so với các quốc gia ký Công ước về Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khác. Tất nhiên, vấn đề này làm suy yếu vị thế của người lao động”, De Schutter nói. “Về vấn đề liên quan đến quyền công đoàn, tôi nghĩ là điều rất đáng xấu hổ.”

Theo De Schutter, tỷ lệ người lao động được bảo vệ qua các thỏa thuận thương lượng tập thể ở Mỹ thấp hơn nhiều so với tỷ lệ của các nước giàu khác, trong đó Ý và Pháp lần lượt chiếm 100% và 98% công nhân so với 11.7% công nhân ở Mỹ, dựa trên dữ liệu năm 2018 của OECD.

De Schutter lưu ý mức lương tối thiểu liên bang là $7.25/giờ, không thay đổi kể từ năm 2009, với 20 tiểu bang có mức lương tối thiểu không cao hơn và sự bất bình đẳng rõ ràng mà phụ nữ phải đối mặt trong lực lượng lao động Hoa Kỳ.

“Tiền lương ở Mỹ thực sự không theo kịp với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng. Ở nhiều quốc gia, tiền lương được điều chỉnh một cách có hệ thống theo sự gia tăng chi phí sinh hoạt. Điều này không đúng ở Mỹ,” De Schutter nói.  

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: