Báo động nguồn nước uống ở Mỹ có nguy cơ bị ô nhiễm

Một nguồn suối ở Colorado. (minh họa: Zach Lucero/Unsplash)

Các nhà khoa học vừa cho biết nguồn nước uống ở Hoa Kỳ đang gặp nguy hiểm vì tình trạng ô nhiễm nitơ ở các lưu vực sông.

Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học phát hiện ra rằng một phần ba lượng nước uống trên thế giới có thể bị ô nhiễm nitơ vào năm 2025, theo Newsweek.

Các cuộc thử nghiệm cũng đưa ra kết quả đáng lo ngại, rằng nước sẽ không chỉ bị ô nhiễm, mà tình trạng thiếu nước sẽ trở nên trầm trọng. Ngoài ra, điều này có khả năng ảnh hưởng tới ba tỷ người trên thế giới, theo bài báo được đăng trên tạp chí Nature Communications.

Mengru Wang, trợ lý giáo sư tại Wageningen University & Research ở Hà Lan, nói với Newsweek: “Sự ô nhiễm nước do nitơ đang làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nước ở hơn một phần năm tiểu lưu vực trên toàn thế giới.”

“Điều này có nghĩa là không chỉ dung lượng nước, mà chất lượng nước cũng rất quan trọng và cần được giải quyết khẩn cấp trong việc quản lý tài nguyên nước trong tương lai.”

Nitơ là hợp chất hóa học được sản xuất đại trà trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch. Việc có quá nhiều nitơ trong khí quyển là nguyên nhân tạo ra amoniac và ozone, là những chất gây ô nhiễm độc hại, gây ảnh hưởng lớn đến không chỉ nguồn nước sông hồ, mà còn ở rừng và đất.

Nghiên cứu cho biết rằng các khu vực của Nam Trung Quốc, Trung Đông và Phi châu, đều được dự đoán sẽ trở thành điểm nóng về tình trạng khan hiếm nước, phần lớn là do dư thừa nitơ trong khu vực. Ngoài ra, ô nhiễm nước là mối quan tâm đặc biệt ở phía nam của Bắc Mỹ.

Các tác giả của nghiên cứu chia sẻ: “Sự ô nhiễm nước làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước ở 2,000 tiểu lưu vực trên toàn thế giới. Số lượng các tiểu lưu vực bị khan hiếm nước tăng gấp ba lần do tình trạng ô nhiễm nitơ trong tương lai trên toàn thế giới.”

“Năm 2010, 984 tiểu lưu vực được phân loại là khan hiếm nước khi chỉ xét đến sự khan hiếm do dung lượng, trong khi 2,517 tiểu lưu vực bị ảnh hưởng bởi sự thiếu thốn do dung lượng và chất lượng. Con số này thậm chí còn tăng lên 3,061 tiểu lưu vực trong tình trạng tồi tệ nhất của năm 2050.”

Các tiểu lưu vực là những đơn vị nhỏ của các lưu vực sông lớn, là nguồn cung cấp nước uống cho nhiều cộng đồng. Vấn đề là chúng cũng nằm ở những khu vực đô thị, nghĩa là nguy cơ ô nhiễm ở tất cả mọi nơi đều có thể xảy ra.

Nguồn nước nhiều nơi bị ô nhiễm, và nhiều nơi sẽ thiếu nước. (minh họa: Alan Green/Unsplash)

Các tác giả ước tính đến năm 2050, 3,061 tiểu lưu vực sẽ bị “khan hiếm nước cả về dung lượng lẫn chất lượng.” Điều đáng lo ngại là những lưu vực này cung cấp nước cho ba tỷ người.

Vì lý do này, các nhà nghiên cứu đang kêu gọi các nhà hoạch định chính sách coi chất lượng nước là vấn đề cấp bách.

Các ví dụ thực tế về tình trạng khan hiếm nước hiện đang xảy ra ở Hoa Kỳ. Ví dụ như vùng Southwest đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nước khi Colorado River đang có dòng chảy thấp nhất trong mười năm qua. Điều này có nghĩa là các hồ chứa nước quan trọng, như Lake Mead, nơi cung cấp nước cho 25 triệu người, cũng có mực nước thấp.

Nhiều người cho rằng vấn đề chính là do sự biến đổi khí hậu gây ra hạn hán do thiếu lượng mưa. Tuy nhiên, thử nghiệm lưu ý rằng trong khi biến đổi khí hậu là một yếu tố gây thiếu nước, nông nghiệp và đô thị hóa cũng đóng một phần làm ô nhiễm nước.

Trong khi các nhà nghiên cứu đánh giá nitơ như một “chỉ số chất lượng nước” thì có nhiều mối đe dọa khác cũng cần được xem xét. Wang nói: “Có những chất gây ô nhiễm khác có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước trên toàn thế giới. Chúng tôi không biết điều đó sẽ thay đổi bức tranh khan hiếm nước sạch như thế nào.”

Đó là lý do cô muốn đưa thêm các chất gây ô nhiễm khác như nhựa, thuốc trừ sâu, mầm bệnh, kháng sinh,… vào nghiên cứu để hiểu rõ hơn những thay đổi trong tương lai về tình trạng khan hiếm nước sạch trên toàn thế giới, vì đó là điều cần thiết để xác định tác động của các chỉ số hoặc chất gây ô nhiễm này đối với tình trạng thiếu thốn nước trong tương lai.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: