Nhiều nhà quản lý cư xử ‘sống chết mặc bay’ với nhân viên

(minh họa: monica di loxley/Unsplash)

Hầu hết nhân viên nói rằng sức khỏe của họ trở nên tồi tệ hơn hoặc không thay đổi, nhưng sếp của họ không đồng ý. Đó là kết quả của một khảo sát mới.

Cuộc khảo sát với 3,150 người được Deloitte và Workplace Intelligence thực hiện vào Tháng Ba.

Bản báo cáo khảo sát này nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo không “nắm chắc” về hạnh phúc của nhân viên. Nhiều nhân viên vẫn đang phải vật lộn với cuộc sống không mấy hạnh phúc, và hầu hết nói rằng sức khỏe của họ ngày càng tệ hoặc không thay đổi gì từ năm ngoái tới năm nay. Nhưng C-suite lại đưa ra quan điểm khác nhiều: Hơn ba trong số bốn giám đốc điều hành tin rằng sức khỏe của lực lượng lao động của họ được cải thiện.

C-suite quá tập trung vào bức tranh vĩ mô của tổ chức mình, đến nỗi họ khó có thể nhìn thấy bức tranh vĩ mô về sức khỏe của nhân viên.

Dan Schawbel, đối tác quản lý tại Workplace Intelligence nói với CNBC: “Điều này cho thấy các giám đốc điều hành đang bị ngắt kết nối với thực tế của lực lượng lao động.”

Báo cáo cho biết, trong khi 77% giám đốc điều hành tin rằng sức khỏe tinh thần của người lao động được cải thiện, thì chỉ có 33% nhân viên được khảo sát cảm thấy như vậy.

Công việc tiếp tục là một trở ngại cho cuộc sống hạnh phúc. Deloitte và Workplace Intelligence nhận thấy hầu hết những người được hỏi đều có động lực để đạt được hạnh phúc, với 84% nói rằng cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và tài chính là “ưu tiên hàng đầu” trong năm nay.

Trên thực tế, 74% nói rằng điều đó quan trọng hơn việc thăng tiến trong sự nghiệp. Tuy nhiên, khối lượng công việc nặng nề, thời gian làm việc dài và căng thẳng đứng đầu danh sách trở ngại mà những người được hỏi cho rằng, đó là lý do đang cản trở việc cải thiện hạnh phúc của họ.

Gần 3/4 nhân viên cho biết họ gặp khó khăn trong việc xin nghỉ phép hoặc ngừng làm việc, với khoảng một nửa báo cáo rằng họ “luôn luôn” hoặc “thường xuyên” sử dụng hết thời gian nghỉ phép mỗi năm. Khoảng một nửa nói rằng họ “luôn luôn” hoặc “thường xuyên” cảm thấy kiệt sức (52%) hoặc căng thẳng (49%).

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều nhân viên cũng nói rằng họ thường xuyên có cảm giác tiêu cực và mệt mỏi.

Không có gì ngạc nhiên khi nhiều nhân viên nói rằng họ thường xuyên có cảm giác tiêu cực và mệt mỏi. (minh họa: Unsplash)

Công ty có thể làm gì?

Báo cáo nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo cần đặc biệt quan tâm đến tình trạng sức khỏe tinh thần và thể chất của nhân viên, nhất là lúc này, khi mọi thứ đang trở nên xấu đi.

Schawbel cho biết các nhà quản lý đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện phúc lợi, vì họ “giao tiếp trực tiếp” với nhân viên hàng ngày. Nếu các tổ chức từ chối cải thiện phúc lợi cho lực lượng lao động hoặc nâng cao tính bền vững của con người, họ sẽ ngày càng khó cạnh tranh để giành được nhân tài coi trọng các sứ mệnh quan trọng này.

Tuy nhiên, cuộc khảo sát cho thấy các nhà quản lý cũng đang phải vật lộn với việc hỗ trợ các thành viên trong nhóm của họ do “những trở ngại của tổ chức” chẳng hạn như các yêu cầu về lịch trình cứng nhắc và không được trang bị các kỹ năng phù hợp.

Báo cáo giải thích: “Các tổ chức đang áp dụng khái niệm giúp nhân viên của họ trở nên khỏe mạnh hơn, có kỹ năng hơn và gắn kết hơn với ý thức về mục đích và sự gắn bó”.

Điều đó bao gồm việc tạo cơ hội cho người lao động phát triển kỹ năng và thăng tiến trong sự nghiệp, đồng thời áp dụng các phương pháp thực hành mới hỗ trợ sức khỏe của lực lượng lao động, chẳng hạn như bảo đảm trả lương công bằng và thí điểm tuần làm việc bốn ngày.

Schawbel nói thêm: “Nếu các nhà quản lý chống lại việc cải thiện phúc lợi cho lực lượng lao động, họ sẽ ngày càng khó cạnh tranh để giành được những tài năng, giữ lại người giỏi để làm việc cho mình.”

Báo cáo cũng cho biết thêm rằng đã có một “sự gia tăng đáng chú ý” về tỷ lệ phần trăm số người được hỏi, cho biết đang cân nhắc rời bỏ công việc của mình để tìm một công việc khác, hỗ trợ tốt hơn cho cuộc sống của họ.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: