TT Biden công bố quan hệ đối ngoại mới ngăn chặn đại dịch

Trạm thử cúm và COVID-19 ở New York. (minh họa: Fatih Aktas/Anadolu Agency via Getty Images)

Chính quyền Tổng Thống Joe Biden sẽ giúp 50 quốc gia xác định và ứng phó với các dịch bệnh truyền nhiễm trong tương lai. AP loan tin công bố này, hôm 16 Tháng Tư.

Mục tiêu của chính phủ Mỹ là ngăn chặn những đại dịch bệnh, không để bùng phát. Đại dịch COVID-19 đột ngột làm gián đoạn cuộc sống bình thường trên toàn cầu vào năm 2020.

Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ sẽ làm việc với các quốc gia để phát triển khả năng xét nghiệm, giám sát, liên lạc và chuẩn bị tốt hơn cho những đợt bùng phát như vậy ở những quốc gia đó, giúp “ngăn chặn, phát hiện và ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa sinh học ở bất cứ nơi nào dịch bệnh xuất hiện,” Tổng Thống Biden nói.

Tổng Thống Joe Biden. (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images)

Tổng thống cho biết, Chiến Lược An Ninh Y Tế Toàn Cầu (Global Health Security Strategy) sẽ giúp bảo vệ người dân trên toàn thế giới và “làm cho Hoa Kỳ mạnh mẽ hơn, an toàn hơn và khỏe mạnh hơn bao giờ hết vào thời điểm quan trọng này.”

Hôm nay, Thứ Ba, Tòa Bạch Ốc sẽ công bố trang web có tên các quốc gia đang tham gia chương trình. Các quan chức của Tổng Thống Biden đang tìm cách thuyết phục 100 quốc gia đăng ký tham gia chương trình vào cuối năm nay.

Chuyên chở xác bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Thượng Hải, Trung Quốc. (ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)

Congo là quốc gia đầu tiên được chính phủ Hoa Kỳ giúp ứng phó với đợt bùng phát virus mpox, trong đó có việc chủng ngừa. Mpox, một loại virus cùng họ với virus gây bệnh đậu mùa, gây đau đớn vì da bị tổn thương.

Năm ngoái, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) tuyên bố mpox là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, với hơn 91,000 trường hợp nhiễm bệnh trên 100 quốc gia, cho đến nay vẫn chưa ngừng lan truyền.

Bốn năm sau đại dịch coronavirus, triển vọng về một hiệp ước đại dịch được tất cả 194 thành viên của WHO ký kết đang trở nên mờ nhạt.

Thông báo về chiến lược này được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia đang nỗ lực đạt được thỏa thuận toàn cầu về ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Hoa Kỳ dành hàng tỷ đôla cho nỗ lực này. Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm – một đảng viên Đảng Dân Chủ, đang yêu cầu $1.2 tỷ cho các nỗ lực bảo đảm an toàn sức khỏe toàn cầu trong đề xuất ngân sách hàng năm của mình trước Quốc Hội.

Chương trình hợp tác quốc tế lần này, sẽ dựa vào một số cơ quan chính phủ để giúp các quốc gia điều chỉnh phản ứng với bệnh truyền nhiễm. Các cơ quan đó gồm: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh, Dịch Vụ Y Tế và Con Người, và Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: