Vấn nạn về chăm sóc sức khỏe cho người di cư trên toàn quốc

Hàng trăm người xin tị nạn tạm trú tại Phi trường Quốc tế O’Hare ở Chicago, Illinois, hôm 20 Tháng Chín năm 2023. (ảnh: Jacek Boczarski/Anadolu via Getty Images)

Phòng y tế Cook County, Chicago, chật kín người ngồi chờ để được  khám bệnh, Julio Figuera, 43 tuổi, nằm trong số đó.

Khi được phóng viên AP hỏi, Figuera nói anh không muốn kể nhiều về chuyến đi kinh hoàng từ Venezuela đến Chicago, từ nơi mà cuộc khủng hoảng xã hội, chính trị và kinh tế đã đẩy hàng triệu người vào cảnh nghèo đói và cũng là nguyên do khiến bảy triệu người phải bỏ quê hương, đi tìm cuộc sống mới, trong đó có Figuera và ba đứa con của anh.

Chuyến đi kinh hoàng, vì đó là lúc Figuera bị viêm phổi.

Figuera đang sống cùng hàng trăm người xin tị nạn khác tại Phi trường Quốc tế O’Hare,  trong khi chờ nơi ở định cư, đã quay trở lại để được chăm sóc theo dõi tại phòng khám của quận. Cơn ho dai dẳng khiến Figuera không thể chịu nổi. “Trước đây tôi khỏe như voi ấy chứ, nhưng chuyến đi này khiến tôi đổ bệnh,” Figuera nói.

Anh được các nhân viên kiểm tra sức khỏe, nghe lồng ngực và chích cho mũi vaccine viêm gan.

Người đàn ông 43 tuổi này cùng ba đứa con nằm trong số 5,000 người di cư, đi bộ từ biên giới phía nam Mexico, mệt mỏi vì phải chờ thị thực quá lâu. Các tình nguyện viên là sinh viên y khoa ở Chicago đang cố gắng sắp xếp để mọi người đều được chăm sóc sức khỏe.

Hàng chục nghìn người di cư đến Hoa Kỳ đang phải tìm kiếm cơ quan y tế nào đó để được khám, chữa bệnh, mà trong đó, nhiều người bị những căn bệnh mãn tính.

Các bác sĩ trên khắp đất nước cho biết rất hiếm khi người di cư được kiểm tra y tế, mà cũng chẳng có hệ thống quốc gia nào có trách nhiệm theo dõi việc chăm sóc sức khỏe cho người di cư, trừ những trường hợp cần cấp cứu khi họ đặt chân đến biên giới Mỹ-Mexico.

Hàng trăm người xin tị nạn tạm trú tại Phi trường Quốc tế O’Hare ở Chicago, Illinois, hôm 20 Tháng Chín năm 2023. (ảnh: Jacek Boczarski/Anadolu via Getty Images)

Người di cư lựa chọn điểm đến để được chăm sóc sức khỏe, sẽ là một “làn sóng” đến nơi nào có hệ thống y tế công cộng mạnh mẽ và những thành phố khác dựa vào khoa cấp cứu hoặc bác sĩ tình nguyện để điều trị các vấn đề sức khỏe, nhưng sẽ có ít đến những nơi mà người di cư không được chăm sóc.

“Nhưng làm sao có ai biết chuyện gì đang xảy ra từ đông sang tây hay từ bắc xuống nam?” Deliana Garcia, thuộc Mạng lưới bác sĩ lâm sàng người nhập cư phi lợi nhuận, tổ chức đã hỗ trợ hơn 1,000 người di cư cần được chăm sóc y tế trong 10 tháng đầu năm nay, nêu câu hỏi.

Theo dữ liệu của Biên phòng, hơn 2 triệu người đã vượt biên trái phép từ Tháng Mười năm 2022 đến Tháng Chín năm 2023. Các bác sĩ nói với hãng tin AP rằng phần lớn những người di cư đều khỏe mạnh, mà phải khỏe mạnh như vậy, thì họ mới thực hiện cuộc hành trình gian khổ. Nhưng chính sự gian khổ đã khiến nhiều người đổ bệnh, thậm chí trong tình trạng “thập tử nhất sinh”.

Do đó, các nhà lãnh đạo y tế công cộng trên khắp đất nước – từ New York đến Los Angeles, Boston đến Denver – cho biết nhu cầu chăm sóc cho những người tị nạn này là rất cao. Và họ coi đó là trọng tâm trong sứ mệnh của mình.

Craig Williams, giám đốc hành chính của hệ thống y tế Cook County cho biết, họ làm là vì chẳng có ai làm, chẳng ai quan tâm. Nhưng họ cũng đã phải bỏ ra chi phí rất nhiều. Khoảng 14,500 người di cư đã đến phòng khám Cook County trong năm nay, có tới 100 người được đón bằng xe tải từ các nơi tạm trú mỗi ngày để được chăm sóc, chích ngừa và có tên trong hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Mỗi tháng quận này phải chi khoảng $2.2 triệu, tương đương gần $30 triệu kể từ phòng khám được mở khoảng một năm trước.

Bệnh viện và Y tế Thành phố New York tiếp nhận 29,000 lượt bệnh nhân là người di cư đến khám trong năm tài chính vừa qua, kết thúc vào giữa tháng Sáu. Ở đó, các nhân viên y tế đã chích ngừa hơn 4,.000 loại vaccine và khám tổng quát cho tất cả những người mới đến.

Các thành phố khác đang cố gắng quản lý tốt nhất có thể, như Denver, nơi gần 26,000 người di cư đã đến trong năm ngoái. Tiến sĩ Steve Federico, giám đốc Denver Health, cho biết dù vậy quy trình của thành phố còn thiếu sót.

Nhân viên nơi ở tạm hỏi người di cư xem họ có cần chăm sóc y tế hay không. Nếu đồng ý, họ sẽ được chuyển đến phòng cấp cứu hoặc kết nối qua điện thoại với y tá thông qua Denver Health, một bệnh viện công và tổ chức y tế.

Federico cho biết, vì không có ai kiểm tra sức khỏe cho khu ở tạm, nên nguy cơ bùng phát bệnh truyền nhiễm ở những người sống chung với nhau như thế là rất cao. Ở Chicago, một nơi ở tạm của người di cư đã từng có đợt bùng phát bệnh thủy đậu.

Không được phát hiện và điều trị bệnh sớm, nên bây giờ người bệnh truyền cho người lành, người bệnh ít bị lây của người bệnh nhiều,” Federico nói.

Federico và phát ngôn viên thành phố Jon Ewing đều cho biết Denver hiện đang gặp khó khăn về nguồn lực – do nhu cầu về nơi ở và nuôi sống người di cư. Ewing cho biết Denver đang tìm cách tăng cường quy trình sàng lọc y tế của mình, nhưng nói thêm rằng không rõ chi phí đó sẽ là bao nhiêu, hoặc liệu có đủ nhân lực để làm được điều đó hay không.

Người di cư phải đối mặt với việc thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế ổn định ở Hoa Kỳ, cũng như thực phẩm lành mạnh và nhà ở ổn định. Điều đó có nghĩa một người mắc bệnh mãn tính, như tiểu đường hoặc huyết áp cao sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm nếu họ làm mất thuốc, hết thuốc hoặc bị tịch thu thuốc trong chuyến đi.

Các bác sĩ nói họ cũng đã chứng kiến nhiều trẻ em nhập cư mắc bệnh hen suyễn không thở được, mà phải cần dùng ống thở. Nhiều thai phụ chưa từng được khám thai kể từ khi vượt biên cho đến lúc hạ sinh.

Hàng trăm người xin tị nạn tạm trú tại Phi trường Quốc tế O’Hare ở Chicago, Illinois, hôm 20 Tháng Chín năm 2023. (ảnh: Jacek Boczarski/Anadolu via Getty Images)

Tiến sĩ Ted Long, phó chủ tịch New York City Health and Hospitals, nơi có hơn 300 trẻ sơ sinh là con của những bà mẹ nhập cư, cho biết: “Hai tuần trước, chúng tôi khám cho một phụ nữ đang mang thai ở tháng thứ chín, đó là lần đầu tiên thai phụ này được thăm khám.”

Tiến sĩ Stephanie Lee là giám đốc y tế phòng khám Family Practice Pediatrics Clinic, thuộc Penn State, cho biết cô thấy nhiều bệnh nhân không có bảo hiểm y tế hoặc không biết làm cách nào để có được.

Lee nói: “Quy trình này bị hỏng đến mức bạn thậm chí không thể làm được gì. “Họ đến và thấy tôi chi trả tiền túi vì đứa trẻ cần được khám sức khỏe và cần được kiểm tra trước khi đến trường.”

Hệ thống nơi ở tạm tại Massachusetts quá đông, đến nỗi hồi Tháng Tám, thống đốc phải kêu viện Lực lượng Vệ binh Quốc gia đến để hỗ trợ. Tiến sĩ Fiona Danaher và các đồng nghiệp của cô thường không thể tìm được bệnh nhân là người di cư khi cần thăm khám, vì họ không có số điện thoại ở Mỹ.

Danaher, bác sĩ nhi khoa chăm sóc chính trong hệ thống y tế Mass General Brigham, nói: “Chúng tôi gặp nhiều tình huống ‘dở khóc dở cười’, không thể tìm được bệnh nhân của mình ở đâu, dù biết họ chỉ di chuyển giữa các địa điểm trú ẩn ở khu vực Boston rộng lớn.”

Quả là một thách thức, thậm chí có thể gọi là “vấn nạn” về chăm sóc sức khỏe cho những người di cư đến Mỹ, mà chắc chắn không dừng lại ở con số 2 triệu.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: