Bí quyết tìm niềm vui trong công việc

(minh họa: Unsplash)

Srikumar Rao có mấy chục năm làm công việc giảng dạy cho các giám đốc điều hành Fortune 500 và sinh viên tại các trường kinh doanh hàng đầu thế giới.

Làm cách nào, ông ấy tìm thấy niềm vui trong công việc? Rao phát hiện ra rằng phần lớn căng thẳng và thất vọng mà mọi người gặp phải trong quá trình làm việc đều xuất phát từ một lý do: sự xao lãng.

“Mọi người cứ hay hỏi và nói tôi cho họ lời khuyên làm như thế nào để có được niềm vui trong công việc. Tôi trả lời: ‘Dù bạn làm nghề gì, hãy cứ làm đi. Chỉ cần bạn làm việc chăm chỉ, không xao nhãng, là đủ.’” Rao, 72 tuổi, nói với CNBC Make It.

Tiến sĩ về kinh doanh Srikumar Rao tại Columbia Business School, đã giảng dạy tại London Business School; The University of California, Berkeley; Columbia Business School và nhiều nơi khác. Ông cũng thực hiện nghiên cứu về động lực làm việc và chủ trì nhiều hội thảo dành cho nhân viên tại Google, Microsoft và Merill Lynch,…

Ông giải thích, cho dù bạn là sinh viên hay là một CEO, “việc đối mặt với những phiền nhiễu liên tục trong công việc sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên bất hạnh hơn. Lấy công nghệ làm ví dụ: Mọi người đều có tất cả những ứng dụng được cho là giúp cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn, nhưng thay vào đó, chúng lại phân tán sự chú ý sang nhiều nguồn khác nhau, khiến mọi người không tập trung, làm việc không hiệu quả, rồi buồn rầu, sầu não.”

Loại bỏ phiền nhiễu cũng là một phương pháp mang lại hạnh phúc, được các nhà nghiên cứu chứng minh: khả năng tập trung và hiện diện của một người có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe, như giảm mức độ căng thẳng, cải thiện tính linh hoạt trong nhận thức và mức độ hài lòng trong mối quan hệ cao hơn, cùng nhiều lợi ích khác.

Tăng cường hạnh phúc là điều cần thiết cho mọi khía cạnh của cuộc sống, nhưng cũng đặc biệt quan trọng trong công việc, theo Rao, bởi vì chúng ta thức và làm việc nhiều hơn ngủ.

Ông cho biết thêm, cảm giác không vui ở nơi làm việc có khả năng lan sang các lĩnh vực khác của cuộc sống, làm tổn hại đến các mối quan hệ, giấc ngủ và sức khỏe tinh thần tổng thể, những cảm giác tồi tệ đó sẽ kéo dài ngay cả sau khi giờ hết giờ làm việc, thậm chí nó “đeo đuổi” bạn suốt đêm, tới sáng.

Đừng để mạng xã hội gây xao lãng công việc của bạn. (minh họa: Yogas Design/Unsplash)

Rao đề xuất hai chiến thuật để giảm bớt phiền nhiễu và tìm thấy sự hứng thú trong công việc.

Việc đầu tiên được gọi là “làm gián đoạn cuộc trò chuyện trong đầu của bạn.” Khi đang làm việc, bạn bất ngờ nghĩ tới hoặc cảm giác gì đó tiêu cực, khiến bạn xao lãng, khó tập trung, thì hãy nhanh chóng ngừng suy nghĩ ấy, mà quay trở lại công việc. 

Rao đưa ra ví dụ sau: “Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi ở bàn làm việc để trả lời email, nhưng điện thoại nhắc bạn sắp có cuộc họp Zoom, cùng lúc người quản lý yêu cầu gửi báo cáo gấp, trước 4 giờ chiều. Bạn bắt đầu… rối não, kêu lên: ‘Trời ơi, việc ở đâu ra mà lắm thế này! Sao mà có thể làm xong mọi thứ trong ngày cơ chứ!’”

Nhưng đừng lo, mọi chuyện rồi cũng xong, bạn hãy ngừng suy nghĩ, hít thở thật sâu, rồi quay trở lại công việc: trả lời email, 10 giờ đi họp, 12 giờ ăn trưa, 2 giờ làm báo cáo, 3 giờ nộp báo cáo. Thế là xong!

Rao nói: “Nếu bạn giỏi quan sát cuộc trò chuyện trong tâm trí của mình, bạn sẽ tạo ra khoảng cách giữa bản thân và những suy nghĩ tiêu cực, khiến cuộc trò chuyện đó ít có khả năng làm cho bạn không vui. Nó giúp bạn tự nhận thức và lấy lại sự tự tin.”

Không phải lúc nào bạn cũng có thể tránh được những xung đột và rắc rối tại nơi công sở, như bạn có một ông sếp khó tính hoặc lịch trình làm việc kín mít, nhưng tập trung vào việc cắt giảm những phiền nhiễu và căng thẳng nằm trong tầm kiểm soát, cũng sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và bình tĩnh hơn tại nơi làm việc.

Bạn có trong tay khả năng thiết lập lịch làm việc để có thời gian nghỉ giữa các cuộc họp hoặc tắt điện thoại trong giờ làm việc để không bị dán mắt vào các phương tiện truyền thông xã hội.

 “Khi bạn thực hành hai thói quen này: kiểm Soát suy nghĩ trong đầu và hạn chế sự gián đoạn trong công việc, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng bất kỳ nhiệm vụ nào bạn đang làm, đều trở nên bớt khó khăn hơn và trong một số trường hợp, công việc đó còn rất thú vị là đàng khác,” Rao nói.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: