Càng bị bắt nạt, càng gia tăng rối loạn tâm thần

Học sinh lớp 8 nghe cảnh sát giảng về an toàn trên Internet và nạn bắt nạt trên mạng tại Trường Trung học Cơ sở Scofield Magnet vào ngày 24 Tháng Mười năm 2022 tại Stamford, Connecticut. CDC báo cáo rằng tỷ lệ học sinh bị bắt nạt qua mạng cao nhất ở các trường trung học cơ sở và trẻ em từ 11-14 tuổi dành trung bình 9 giờ xem màn hình mỗi ngày trên toàn quốc. (ảnh: John Moore/Getty Images)

Nghiên cứu cho thấy những thanh thiếu niên từng bị bắt nạt trong quá khứ sẽ có nguy cơ mắc chứng rối loạn tâm thần cao hơn.

Nghiên cứu này, do University of Tokyo thực hiện, được công bố trên Journal of Molecular Psychiatry, báo cáo rằng việc bị chọc ghẹo thuở nhỏ có liên quan đến sự thay đổi hóa học trong não, làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng tương tự như rối loạn tâm thần. Theo Newsweek.

Rối loạn tâm thần là sự yếu đi về khả năng phân biệt giữa thực tế và ảo tưởng, xuất hiện dưới dạng một số loại thiếu kiểm soát, chẳng hạn như tâm thần phân liệt. 

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng các giai đoạn rối loạn tâm thần mà những thanh thiếu niên này trải qua không đáp ứng các tiêu chí cần thiết để chẩn đoán rằng họ mắc chứng rối loạn tâm thần, tuy nhiên, rõ ràng là họ có nguy cơ bị ảo giác, thay đổi căn bản trong hành vi hoặc suy nghĩ, đồng thời có dấu hiệu của chứng hoang tưởng.

Tấm bảng treo ở School Bus, Queens, New York. (ảnh: Lindsey Nicholson/UCG/Universal Images Group via Getty Images)

CDC báo cáo rằng tỷ lệ học sinh bị bắt nạt qua mạng cao nhất ở các trường trung học cơ sở và trẻ em từ 11-14 tuổi dành trung bình 9 giờ xem màn hình mỗi ngày trên toàn quốc.

Naohiro Okada, tác giả chính của nghiên cứu cho biết trong một bản tóm tắt các kết quả thí nghiệm: “Nghiên cứu về những trải nghiệm tâm thần cận lâm sàng này rất quan trọng vì giúp con người hiểu được giai đoạn đầu của chứng mất kiểm soát về tâm lý và xác định những ai có nguy cơ phát triển bệnh tâm thần lâm sàng cao sau này.”

Để đưa ra kết luận nói trên, các nhà thử nghiệm trên các thanh thiếu niên người Nhật Bản, đo mức glutamate ở vùng vỏ não trước trong bộ não, là chất dẫn truyền thần kinh trong não có tác dụng điều chỉnh cảm xúc và kiểm soát nhận thức của cơ thể. Họ so sánh sự thay đổi về mức độ glutamate lúc thiếu niên bị ăn hiếp và khi họ không bị chọc ghẹo.

Các nhà khoa học cũng xem xét liệu các thiếu niên có tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị bắt nạt hay không. Nghiên cứu cho biết, cùng với nguy cơ mắc chứng rối loạn tâm thần ngày càng tăng, các nhà khoa học nhận thấy việc bị chọc ghẹo có tác động một cách đáng kể đến sức khỏe của các em thanh thiếu niên.

Tuy nhiên, mối liên hệ giữa việc bị bắt nạt, vùng vỏ não trước, mức độ glutamate và những người dưới 20 tuổi chưa bao giờ được nghiên cứu trước đây. Những phát hiện trên cho thấy chất dẫn truyền thần kinh có thể là mục tiêu trong tương lai để điều trị các chứng rối loạn về tâm thần.

Sức khỏe tâm thần gia tăng với người từng bị bắt nạt. (minh họa: Fernando/Unsplash)

Tuy nhiên, các nhà thí nghiệm cũng nhấn mạnh rằng các phương pháp điều trị không dùng thuốc, chẳng hạn như liệu pháp chia sẻ cảm xúc qua lời nói, vẫn quan trọng hơn đối với các chứng mất kiểm soát về mặt tâm lý. Một trong những điều quan trọng là phải cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho người đã và đang bị bắt nạt.

Okada viết: “Đầu tiên và quan trọng nhất, các chương trình chống lại hành vi ngược đãi trong trường học tập trung vào việc thúc đẩy các tương tác xã hội tích cực và ngăn chặn các hành vi hung hăng là cực kỳ cần thiết vì lợi ích của chính các em và để giảm nguy cơ mắc chứng rối loạn tâm thần cũng như các dấu hiệu cận lâm sàng.”

“Các chương trình như thế sẽ giúp chúng ta tạo ra một môi trường an toàn và hỗ trợ cho tất cả học sinh, loại trừ triệt để khả năng bị ăn hiếp và những hậu quả tiêu cực của loại hành vi xấu này.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: