Lập ngân sách, cách ‘mua’ hạnh phúc không tốn tiền

(minh họa: Glenn Carstens-Peters/Unsplash)

Đôi khi có những thứ vài đôla, vậy mà nhiều thứ cũng “ngốn” gần hết ngân sách chi tiêu, đó là khi bạn chưa có ngân sách chi tiêu.

“Tôi ít khi vô cửa hàng Dollar Tree lắm, cho tới khi vật giá leo thang quá, mà trong đó thì mỗi thứ chỉ đồng giá 99 cent, nên nhân tiện có giờ nghỉ, tôi ghé vào” Vân Phạm, cư dân Long Beach nói. “Nghĩ bụng, mỗi thứ chưa tới $1, đâu có tốn bao nhiêu, mà thấy có quá nhiều thứ hay ho, mà cứ thích là ‘pick’, nên sau một tiếng đồng hồ dạo quanh trong đó, tôi trả hóa đơn tới gần $100.”

Ngay lúc đó, có khi chọn được nhiều món đồ hữu dụng, ưng ý, bạn sẽ không để ý, cho đến kỳ trả credit, mới giật mình. “Tôi ghét cái ngày phải trả credit, nhất là tháng nào cần xài nhiều, thấy lo lắm. Nhưng rồi sau đó tôi nhận ra rằng, chúng ta không cần phải chơi trò đoán mò, nếu bạn lập ngân sách,” Vân cho biết.

Các chuyên gia tài chính chia sẻ trên Thriving Wonders : Tiền không mua được hạnh phúc, nhưng cũng có một số thứ bạn cần mua, muốn mua. Việc lập ngân sách sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến việc mua những thứ có giá trị, như  xe hơi, ngôi nhà hoặc một chuyến đi nghỉ sang trọng mà không cần suy nghĩ.

Nếu bạn lập ngân sách, nghĩa là bạn sẽ không tiêu số tiền mình không có, sẽ ít căng thẳng về việc trả hết nợ và tất nhiên là sẽ hạnh phúc hơn. Bây giờ bạn đã biết lý do tại sao bạn cần lập ngân sách, hãy cùng tìm hiểu cách bắt đầu lập ngân sách và một số mẹo lập ngân sách tốt nhất cho người mới bắt đầu.

Bước đầu tiên để lập ngân sách là tính xem bạn còn được bao nhiêu để chi tiêu sau khi trừ thuế, tiền tiết kiệm hưu trí (401K), bảo hiểm y tế, bảo hiểm xe,… những thứ có thể tự động trừ vào tài khoản của bạn. Cũng đừng quên xác định các nguồn thu nhập khác, như việc làm thêm.

Bước tiếp theo là ghi lại tất cả số tiền trong hóa đơn. Việc bắt đầu với số tiền hóa đơn hàng tháng sẽ dễ dàng hơn và đừng quên tính toán các hóa đơn có thể phát sinh 6 tháng một lần hoặc hàng năm, như thuế nhà đất hoặc bảo hiểm xe. Bạn không cần phải đưa những khoản này vào mỗi ngân sách hàng tháng, nhưng hãy ghi nhớ vào tháng mà bạn phải trả.

Bước thứ ba là ghi lại các chi phí khả biến có thể phát sinh của bạn. Những điều này có thể thay đổi tùy tháng. Ví dụ tháng này không có tiệc sinh nhật của ai, nhưng tháng sau sẽ có tới hai tiệc đám cưới của hai người bạn thân. Không đi cũng phải mua quà mừng mà!
Ngoài ra, có những chi tiêu có thể thay đổi, như tiền chợ, quần áo, sửa đồ hư trong nhà, vui chơi giải trí, và nhiều chi tiêu “trên trời rớt xuống” khác, như người thân bất ngờ qua chơi, muốn ăn lobster hay cua lột. Chẳng lẽ bạn để họ trả tiền?

Khi đã biết mình đang thu và chi bao nhiêu (khoảng thôi, không thể chi tiết, cụ thể) bạn cần đặt ra một số mục tiêu, ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn có thể là tiết kiệm $50, $100 trong tháng này và mục tiêu dài hạn có thể là tiết kiệm để nghỉ hưu.

Tự lập ngân sách ngắn hạn và dài hạn. (minh họa: Kelly Sikkema/Unsplash)

Trong số những mục tiêu này, ưu tiên của bạn là gì? Một trong những mẹo tiết kiệm tiền tốt nhất là trả nợ (credit) trước. Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể lập một bảng tính hoặc ứng dụng ngân sách cơ bản để theo dõi số tiền bạn chi tiêu và muốn tiết kiệm, nhưng cũng có một số phương pháp lập ngân sách cụ thể. Đây là một số ví dụ.

– Phong bì tiền mặt: Để tiền mặt trong phong bì niêm phong
– Áp dụng phương pháp tạo ngân sách với thu nhập thấp
– 50/20/30: Quy tắc phân chia thu nhập thành ba phần (50% cho nhu cầu thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng,… 20% dùng vào tiết kiệm, đầu tư 30% thu nhập còn lại dùng để phục vụ nhu cầu, mong muốn cá nhân)
– Trả bớt một nửa số hóa đơn cho đến khi bạn nhận lương đợt 2 trong tháng.

Tìm ra mục nào bạn có thể thực hiện cắt giảm. Ví dụ hứng chí vô Dollar Tree như Vân Phạm, và cầm bill tính tiền vượt quá ngân sách của tháng đó, mà nhiều thứ ấy không quá cấp thiết để mua về.

Khi đã thiết lập ngân sách cho một hoặc hai tháng, bạn có thể bắt đầu xem một số thói quen xấu về tiền bạc của mình. Đây là một trong những lời khuyên lập ngân sách tốt nhất cho người mới bắt đầu.

Nếu mục tiêu của bạn là tiết kiệm tiền, bạn có thể xem mình có thể cắt giảm những khoản nào để tiết kiệm nhiều tiền hơn. Có thể bạn đã nhận ra rằng mình đang chi quá nhiều tiền cho các dịch vụ giải trí hoặc các khoản đăng ký mới.

Hãy viết ra mục tiêu chi tiêu của bạn trong mục đó và cố gắng đừng vượt quá khả năng.

Khi đã quen với việc lập ngân sách chi tiêu ngắn hạn, bạn sẽ tự tin lập ngân sách để đổi xe mới, hoặc mua được ngôi nhà mà bạn mơ ước.

Nếu bạn chưa lập ngân sách bao giờ, hãy bắt đầu từ hôm nay, có tốn gì đâu!

(theo Thriving Wonders)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: