Có 5 dấu hiệu này, đích thị bạn đang bị trầm cảm

(minh họa: Gift Habeshaw/Unsplash)

Trầm cảm là một tình trạng rất thực tế và nghiêm trọng do một số yếu tố khác nhau gây ra. Điều quan trọng là phải biết các dấu hiệu trầm cảm để nhận được sự giúp đỡ. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm:

1-Khó tập trung
Khó tập trung vào nhiệm vụ là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Khi ai đó gặp khó khăn trong việc tập trung, ngay cả những nhiệm vụ đơn giản nhất cũng khó làm xong. Những người mắc bệnh trầm cảm thường bị phân tâm bởi những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân, điều này khiến họ khó tập trung vào những việc cần làm.

Ngoài ra, có những người còn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ những điều đã xảy ra trong cuộc sống của mình hoặc tìm hiểu thông tin mới về bản thân hoặc người khác. Những câu hỏi như, “Lúc nãy bạn vừa nói cái gì vậy?” hay “Hồi hôm qua nhà mình có chuyện gì vậy ta?” cứ thường xuyên được lặp lại, dù cuộc sống rất bình yên, không có đại sự gì xảy đến. Khó đưa ra quyết định về những điều đơn giản, chẳng hạn như mặc quần áo gì, cũng là một dấu hiệu.

2-Thường xuyên buồn bã, tuyệt vọng
Trầm cảm không chỉ là cảm thấy buồn. Trầm cảm là một tình trạng sức khoẻ có thể gây tử vong nếu không được điều trị và nó thường biểu hiện ở cảm giác buồn bã hoặc tuyệt vọng.

Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng này hoặc nếu người mà bạn quan tâm gần đây có hành động khác thường, thì hãy chú ý đến những vấn đề này ngay. Trầm cảm sẽ làm chủ cuộc sống bạn nếu không được điều trị kịp thời.

Tin tốt là có những phương pháp điều trị trầm cảm và chúng có tác dụng. Nếu bạn nghĩ rằng ai đó mà bạn biết có thể đang mắc bệnh này, hãy nói chuyện với họ để những người này được giúp đỡ càng sớm càng tốt. Bạn đang giúp đỡ họ nhiều hơn bạn biết.

Trầm cảm là một tình trạng sức khoẻ có thể gây tử vong nếu không được điều trị và nó thường biểu hiện ở cảm giác buồn bã hoặc tuyệt vọng. (minh họa: Unsplash)

3-Bùng phát giận dữ

Tức giận là cảm xúc bình thường mà ai cũng trải qua, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Trên thực tế, tức giận và cáu kỉnh là hai trong số các triệu chứng trầm cảm được liệt kê trong The American Psychiatric Association’s Diagnostic and Statistical Manual (DSM).

Sự tức giận thường thúc đẩy bạn hành động, tuy nhiên, nếu sự tức giận của bạn trở nên mãn tính hoặc quá mức, thì có lẽ đã đến lúc bạn nên nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn điều trị.

Sự tức giận có thể được sử dụng như một lối thoát cho sự thất vọng hoặc bất lực khi cuộc sống không diễn ra như kế hoạch. Ví dụ như khi một người đặt câu hỏi “Tại sao điều này lại xảy ra?” hay “Tại sao mọi thứ luôn đi sai hướng?” là một vài lý do khiến họ tức giận.

Giận dữ cũng đóng một vai trò bảo vệ khỏi cảm giác bị đe dọa hoặc bị người khác phớt lờ khi họ không phản ứng thích hợp với các tình huống khiến bạn cảm thấy không thoải mái hoặc không an toàn. Chẳng hạn như “Gần đây mình đã rất cố gắng nhưng có vẻ như điều đó chẳng có tác dụng gì! Tại sao chẳng ai giúp mình vậy?”

4-Mất hứng thú với các hoạt động bình thường

Mất hứng thú với các hoạt động bình thường là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị trầm cảm. Những niềm vui giản dị, chẳng hạn như đi xem phim hoặc đi chơi với bạn bè, nay chẳng còn ý nghĩa nữa. Điều này là do lúc nào bạn cũng cảm thấy buồn hoặc tức giận, khiến bạn khó tập trung vào những gì đang xảy ra xung quanh mình.

Nếu điều này xảy ra đủ thường xuyên và kéo dài hơn hai tuần, là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn với sức khỏe tâm thần của bạn và cần được bác sĩ hoặc cố vấn chuyên nghiệp điều trị. Các triệu chứng của bệnh trầm cảm cũng tương tự như các triệu chứng của các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Nếu bạn lúc nào cũng cảm thấy buồn bã hoặc tức giận và điều đó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần được giúp đỡ.

5-Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là dấu hiệu phổ biến nhất của trầm cảm. Nếu bạn khó ngủ, đã đến lúc đi khám bác sĩ. Các vấn đề về giấc ngủ có thể do nhiều nguyên nhân từ căng thẳng mãn tính đến rối loạn lo âu. Nhưng nếu kéo dài hơn hai tuần, có thể là triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày hoặc nếu bạn thức dậy vào buổi sáng mất nhiều thời gian hơn bình thường (thậm chí sau nhiều giờ nghỉ ngơi), có nghĩa là có điều gì đó đang xảy ra với lịch trình giấc ngủ của bạn. Điều này đặc biệt đúng nếu mô hình này diễn ra trong hơn hai tuần. Ngoài việc không làm việc hiệu quả ở nơi làm việc và trường học/cao đẳng/đại học do mệt mỏi trong các hoạt động ban ngày như học tập hoặc tập thể dục trong lớp thể dục,… những triệu chứng này cũng có thể chỉ ra một điều gì đó nghiêm trọng như hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Nếu bạn khó ngủ, đã đến lúc đi khám bác sĩ. Các vấn đề về giấc ngủ có thể do nhiều nguyên nhân từ căng thẳng mãn tính đến rối loạn lo âu. (minh họa: Unsplash)

Một khi thấy mình, hoặc người thân, bạn bè mà bạn quan tâm có những dấu hiệu trên, bạn cần làm hoặc khuyên họ:

-Nói chuyện với một người bạn đáng tin cậy hoặc thành viên gia đình. Nếu vấn đề đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, thì điều quan trọng là họ phải biết điều gì đang diễn ra trong đầu để họ có thể hỗ trợ bạn trong thời gian khó khăn này.

-Nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần. Bác sĩ trị liệu sẽ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác cho bạn và giới thiệu bạn đi điều trị thêm nếu cần. Nhiều chương trình bảo hiểm cung cấp một số loại bảo hiểm cho các buổi trị liệu (hoặc ít nhất là hoàn trả một phần).

-Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các lựa chọn thuốc nếu liệu pháp không hiệu quả với bạn nhưng chỉ sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ trị liệu trước. Chỉ dùng thuốc sẽ không giải quyết được tất cả các vấn đề liên quan đến trầm cảm. Có những yếu tố khác liên quan bên cạnh sự mất cân bằng hóa học trong não góp phần khiến chúng ta luôn cảm thấy buồn hoặc lo lắng, đôi khi dùng thuốc có thể giúp đối phó với tất cả những yếu tố khác đó dễ dàng hơn.

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: