Trà xanh và những lợi ích thần kỳ

Minh họa: Pixabay

Trà xanh được coi là một trong những thức uống rẻ tiền và lành mạnh nhất. Uống trà xanh thường xuyên có thể đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời, giúp tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật.

Nếu bạn có thói quen uống trà mỗi ngày nhưng chưa biết chính xác tác dụng thật sự của nó với sức khỏe của mình thì có thể tìm hiểu ngay tại đây.

  1. Giảm nguy cơ mắc ung thư

Trà xanh chứa chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây ung thư. Thành phần chống oxy hóa trong trà hiệu lực hơn nhiều so với vitamin C và vitamin E, giúp cơ thể có khả năng chống lại sự gây hại của gốc tự do nhờ đó mà góp phần bảo vệ tế bào khỏi sự phá huỷ của khối u ác tính.

  1. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Uống trà xanh giúp giảm lượng cholesterol và do đó, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Trà xanh còn có thể giúp tăng tốc quá trình phục hồi tế bào tim mạch.

  1. Làm chậm quá trình lão hóa

Trà xanh cũng giúp làm mờ các nếp nhăn trên khuôn mặt của bạn. Trong trà xanh có chứa polyphenols, một chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do, giúp làm chậm quá trình lão hóa.

  1. Tăng cường trí nhớ

Trà xanh giúp trí óc của bạn thông minh hơn, nhạy bén hơn, nhờ sự hỗ trợ của các hợp chất hoạt tính sinh học và catechin (có tác dụng chống lại hoạt động của các gốc tự do. Các gốc tự do này vốn là những tác nhân gây nên các tổn thương màng tế bào của cơ thể, và nó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mãn tính, hoặc làm tăng các nguy cơ bệnh ác tính).

Không những thế, trà xanh còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson.

  1. Hỗ trợ ổn định huyết áp

Trà xanh giúp kiềm chế angiotensin, một hormone gây ra sự co mạch và tăng huyết áp. Vì vậy, uống trà xanh giảm huyết áp, tốt với những ai mắc huyết áp cao.

  1. Giảm rủi ro bệnh tiểu đường

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, uống trà xanh tốt cho việc cải thiện sự nhạy cảm với insulin và giảm lượng đường trong máu. Nói chung, lượng đường trong máu có xu hướng tăng theo tuổi tác nhưng các chất polyphenols và polysaccharides có trong trà xanh giúp giữ cho lượng đường trong máu ở mức thấp.

Dùy không thể khẳng định trà xanh chữa được bệnh tiểu đường, nhưng điều chắc chắn là nó giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại II.

Minh họa: Mirkostoedter/Pixabay
  1. Tăng cường hệ miễn dịch

Trà xanh có chứa chất polyphenol và flavonoid, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, giúp cơ thể khỏe mạnh và mạnh mẽ hơn, và có khả năng chiến đấu chống lại chứng nhiễm trùng.

  1. Ngăn ngừa bệnh cảm cúm

Trà xanh cùng với vitamin C giúp cơ thể bạn tăng sức đề kháng với bệnh cúm và cảm lạnh. Và cũng với chất chống oxy hóa catechin có trong trà xanh có thể giúp điều trị chứng bệnh này.

  1. Giảm nguy cơ hen suyễn

Các theophyline trong trà xanh có tác dụng lợi tiểu và làm giãn các cơ trơn hỗ trợ phế quản. Kết quả là, đồ uống lành mạnh truyền thống này có thể làm giảm sự tác động nguy hại của bệnh hen suyễn.

  1. Ngăn chặn sâu răng và hôi miệng

Trà xanh là thành phần được sử dụng phổ biến trong nhiều loại kem đánh răng, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến chứng hôi miệng. Hơn nữa, các thành phần có trong trà xanh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh răng miệng.

  1. Giúp giảm thâm ở quầng mắt

Với khả năng hạn chế sự giãn nở mạch máu ở dưới bọng mắt, trà xanh trở thành thức uống chữa thâm quầng mắt rất tốt. Không những thế, lượng cafein và tanin có trong trà xanh còn giảm lượng nước ở mô nên khiến cho vùng da quanh mắt giảm được thâm và sưng.

  1. Cải thiện miễn dịch và tăng sự chắc khỏe cho hệ xương

Florua trong trà xanh có tác dụng hỗ trợ hệ xương thêm chắc khỏe. Uống trà xanh mỗi ngày còn cải thiện sức đề kháng và khả năng miễn dịch.

Cách uống trà xanh để đạt hiệu quả tốt nhất

Minh họa: Hana Chado/Pixabay

Trà xanh tươi vẫn được xem là tốt nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy trà xanh được chế biến khô đã bị mất đi khoảng 14% lượng catechin gồm các chất chống oxy hóa, nhất là EGCG với khả năng chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ.

Để tránh xảy ra tình trạng phản tác dụng vì dùng trà xanh, người dùng nên:

– Nên uống sau bữa ăn để mang lại hiệu quả cải thiện sức khỏe tốt hơn. Không nên uống trà xanh vào buổi sáng sau khi mới thức dậy hoặc khi đói để tránh làm tăng nguy cơ đối với bệnh đường tiêu hóa, dễ bị chóng mặt và buồn nôn.

– Cần dùng nước nóng 85 độ C để pha trà, nếu dùng nước sôi 100 độ C sẽ rất dễ làm mất hương vị và dưỡng chất của trà.

– Không dùng nước trà xanh đặc vì dễ bị kích thích thần kinh gây khó ngủ và tăng nguy cơ nhiễm độc gan, làm giảm đào thải ở thận.

– Không uống đồng thời trà xanh với thuốc Tây để uống nhằm tránh nguy cơ tương tác thuốc.

– Mỗi ngày chỉ nên uống 100 – 200ml trà xanh.

– Không nên uống nước trà xanh để qua đêm vì dễ bị sản sinh ra chất không có lợi cho sức khỏe.

– Nếu làm đẹp da bằng trà xanh cần tìm hiểu xem da có mẫn cảm hay dị ứng với trà xanh không và chú ý đọc kỹ thành phần có trong sản phẩm chứa chiết xuất trà xanh.

Minh họa: Mirkostoedter/Pixabay

– Uống trà xanh với từng trường hợp cụ thể:

+ Người tăng Cholesterol: mỗi ngày chỉ nên uống trà xanh 1 – 2 lần với hàm lượng khoảng 150 – 2500mg.

+ Người bị cao huyết áp: mỗi ngày dùng 3 lần vào sau bữa ăn 2 giờ bằng cách đun sôi 3g trà cùng 150ml nước.

+ Người bị huyết áp thấp: uống 400ml trà xanh trước bữa ăn trưa.

Nếu uống quá nhiều trà xanh có thể gặp một số tác dụng phụ như:

– Chóng mặt, đau đầu và có triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa.

– Tăng độc tính cho gan vì liên quan tới chất chuyển hóa hoặc nồng độ epigallocatechin gallate cao.

Như thế, những công dụng tuyệt vời của trà xanh với sức khỏe là không thể phủ nhận nhưng điều đó không có nghĩa là được lạm dụng quá nhiều nguyên liệu này. Đặc biệt, với những người đang dùng thuốc để điều trị bệnh, nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng trà xanh nhằm tránh gặp phải tương tác thuốc không mong muốn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: